Những cơ quan bị tổn thương do bệnh tiểu đường
Cập nhật: 21/3/2016 | 3:49:19 PM
Tiểu đường có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan chính của cơ thể gồm tim, mạch máu, thần kinh, mắt và thận.
Bệnh tiểu đường týp 2 có thể dễ dàng bị bỏ qua đặc biệt trong giai đoạn đầu khi bạn vẫn cảm thấy khỏe mạnh, không có triệu chứng. Nhưng tiểu đường có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan chính của cơ thể gồm tim, mạch máu, thần kinh, mắt và thận. Nếu không nỗ lực để kiểm soát, bạn có thể bị các biến chứng. Mặc dù các biến chứng lâu dài của tiểu đường thường phát triển dần dần, chúng có thể gây tàn phế hoặc đe dọa tính mạng.
Dưới đây là những cơ quan có thể bị ảnh hưởng bởi tiểu đường
Tim và mạch máu
Bệnh tim và bệnh mạch máu là những rối loạn phổ biến với những người bệnh tiểu đường không được kiểm soát. Người bệnh bị tăng gấp 2 lần nguy cơ bệnh tim và đột quỵ so với những người không bị bệnh.
Người bệnh có thể không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo cho tới khi bị đau tim hoặc đột quỵ. Thậm chí cơn đau tim có thể không gây đau nếu bạn bị tiểu đường. Các rối loạn với các mạch máu lớn ở chân có thể khiến chân bị chuột rút, thay đổi màu da và thậm chí dẫn đến hoại tử.
Mắt
Tiểu đường có thể gây tổn thương các mạch máu trong võng mạc (bệnh lý võng mạc tiểu đường) có nguy cơ dẫn đến mù. Tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ bị các bệnh về thị lực khác như đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
Thận
Thận chứa hàng triệu cụm mạch máu nhỏ để lọc các chất thải ra khỏi máu. Tiểu đường có thể gây tổn hại cho hệ thống lọc này. Tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn tới suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể cứu chữa, thường phải chạy thận hoặc ghép thận.
Thần kinh
Dư thừa đường có thể làm tổn thương thành các mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng các dây thần kinh, đặc biệt ở chân. Điều này có thể gây cảm giác kiến bò, tê, rát, đau, thường bắt đầu ở các đầu ngón chân hoặc ngón tay và lan dần lên, được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên.
Đường huyết được kiểm soát kém có thể khiến người bệnh mất cảm giác ở các chân bị ảnh hưởng. Tổn thương dây thần kinh chi phối các cơ quan bên trong gây bệnh thần kinh tự động, có thể dẫn tới các triệu chứng khác nhau như táo bón, tiêu chảy, chóng mặt tư thế hoặc bí tiểu, ở nam giới rối loạn cương dương có thể là vấn đề.
Tổn thương thần kinh ở bàn chân hoặc lưu thông máu kém tới bàn chân làm tăng nguy cơ bị một số biến chứng ở chân. Nếu không điều trị, các vết trầy xước và mụn rộp có thể trở thành các nhiễm trùng nghiêm trọng, khó liền. Tổn thương nặng có thể phải cắt cụt ngón chân, bàn chân hoặc chân.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Cảnh giác với những dấu hiệu tiền tiểu đường (14/3/2016)
- Biến chứng dễ ’đoạt mạng’ của bệnh tiểu đường (2/3/2016)
- Cách nhận biết bệnh tiểu đường nhanh nhất (1/3/2016)
- Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không phải ai cũng biết (22/1/2016)
- Các xét nghiệm cần làm trong bệnh đái tháo đường (18/1/2016)
- Thực phẩm giàu kali tốt cho người tiểu đường (16/1/2016)
- Bí quyết để tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường (13/1/2016)
- 7 lời khuyên hữu ích về chế độ ăn dành cho người mắc bệnh tiểu đường (12/12/2015)
- Khám phá bước ngoặt trong điều trị tiểu đường (3/12/2015)
- Mỗi ngày, 150 người Việt Nam chết vì bệnh đái tháo đường (16/11/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều