Thuốc nào “kỵ” rượu?
Cập nhật: 14/7/2011 | 4:15:19 PM
Trong Đông y, rượu được dùng làm chất dẫn cho một số loại thuốc khi sử dụng, nhất là các loại cao như cao trăn, cao khỉ, cao ngựa, cao mèo… nhưng lượng rượu dùng trong các trường hợp này cũng không phải là nhiều.
Thuoc Giam Can Hieu Qua, Cách Giảm Cân Nhanh, Giam Can Hieu Qua, Giam Can Nhanh Nhat, Bi Quyet Giam Can Cua Sao, Thuc Don Giam Can Nhanh, Phương Pháp Giảm Cân, Cach Giam Beo Bung, Thuoc Giam Beo Nhanh, Thuc Pham Giam Can, Dong Trung Ha Thao, Dong Trung Ha Thao, Xe Tai Suzuki, Suzuki Grand Vitara 2013, Suzuki Grad Vitara, Hoc Dan Guitar, Hoc Dan Ghi Ta, Hoc Thanh Nhac, Học Đàn Organ, Thuoc Giam Can Best Slim USA, Thuốc Giảm Cân Best Slim, Revitalash, Hair By Revitalash, RevitaLash Advanced, RevitaBrow, Thuoc Moc Mi Revitalash, Can Tim Gia Su, Gia Su Tieng Anh, Gia Su Toan, Gia Su Cap 1, Best Slim USA, Great Slim USA
Còn với các loại thuốc Tây y, nói chung khi dùng thuốc không nên uống rượu, vì rượu (và các thức uống có cồn) sẽ tương tác với thuốc làm tăng hoặc giảm hiệu lực, có khi thuốc chuyển hóa thành chất độc hại. Đặc biệt cần chú ý một số loại thuốc sau:
Thuốc chống động kinh, thuốc chống đông máu: Rượu sẽ làm giảm từ 1/3 - 1/2 hàm lượng thuốc hấp thu vào huyết tương nên sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.
Paracetamol và các thuốc chống lao: Khi sử dụng cùng với rượu làm tăng nguy cơ gây độc cho gan.
Thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau có opi, thuốc chống loạn thần, thuốc chống động kinh, thuốc kháng histamin H1: Rượu sẽ cộng hợp tác dụng trên thần kinh trung ương, làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của các thuốc này.
Thuốc hạ huyết áp (như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn bêta...): Sử dụng thuốc đồng thời uống rượu sẽ gây hạ huyết áp tư thế đứng, gây choáng váng và ngất xỉu. Ngoài ra, người bị tăng huyết áp nếu uống rượu nhiều và đều đặn sẽ tăng nguy cơ đột qụy.
Aspirin và salicylat: Tác dụng phối hợp giữa rượu và các loại thuốc này làm tăng tác dụng phụ của thuốc trên niêm mạc ống tiêu hóa, đặc biệt làm tăng nguy cơ chảy máu tiêu hóa.
Thuốc chống đái tháo đường: Rượu làm tăng tác dụng hạ đường huyết, có thể dẫn tới hôn mê do hạ đường huyết, nhưng với tolbutamia rượu lại làm giảm tác dụng của thuốc. Với metformin, rượu còn có nguy cơ làm tăng acid lactic, đặc biệt khi đói hoặc thiếu dinh dưỡng.
Disulfiram và các chất giống disulfiram: Chất này ức chế sự ôxy hóa rượu để hình thành acetaldehyd. Khi dùng chất này nếu uống rượu thì sau 5 – 10 phút sẽ thấy mặt đỏ bừng, nhức đầu, hạ huyết áp, đánh trống ngực, buồn nôn, rất khó chịu, gây cảm giác sợ rượu (hội chứng cai rượu).
Metronidazol: Cũng tác dụng như disulfiram, do đó, bệnh nhân dùng metronidazol không được uống rượu kể cả 48 giờ sau khi ngưng thuốc.
(Nguồn: Sức Khoẻ & Đời Sống)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn tối cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Nhỏ thuốc tùy tiện có thể gây mù (14/7/2011)
- Để vết thương mau lành (14/7/2011)
- Hạ huyết áp tư thế: không nên xem thường (14/7/2011)
- 6 tháng mới có kinh nguyệt một lần (14/7/2011)
- Trang điểm trước “giờ G” (14/7/2011)
- Dùng nhiều rau má có gây mất máu? (14/7/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều