Đái tháo đường (hay tiểu đường) là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin. Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị đái tháo đường.
Vừa có thêm một cảnh báo về tác hại của tình trạng lạm dụng kháng sinh. Theo một nghiên cứu mới của ĐH Pennsylvania (Mỹ) công bố tuần rồi trên tạp chí y khoa European Journal of Endocrinology, người dùng kháng sinh càng nhiều thì rủi ro bị tiểu đường của họ càng cao.
Nhiều người nghĩ chỉ khi có biểu hiện liên tục khát nước, đi vệ sinh nhiều, tê bàn tay, bàn chân…, mình mới có khả năng mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng còn có nhiều dấu hiệu đáng ngạc nhiên khác cho thấy lượng đường trong máu bạn bất thường.
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Đại học Virgen de la Victoria và Bệnh viện Đại học Dr.Josep Trueta (Tây Ban Nha) cho thấy những ai thiếu vitamin D dễ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường dạng 2.
Tiểu đường loại 1 (đái đường) hay còn được gọi là bệnh tiểu đường ở vị thành niên hoặc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, là một tình trạng mãn tính, trong đó tuyến tụy sản xuất insulin ít hoặc không có, nội tiết tố cần thiết để cho phép đường (glucose) nhập vào tế bào để sản xuất năng lượng.
Bệnh tiểu đường gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, từ chỗ khiến người bệnh mệt mỏi tới các bệnh viêm trong cơ thể, giảm thị lực, gây mù lòa...
Nếu bạn gặp các triệu chứng như dưới đây, hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra lượng đường trong máu vì rất có thể đó là những triệu chứng của bệnh tiểu đường.