Cao huyết áp có thể gây rối loạn van tim và cách phòng ngừa
Cập nhật: 27/10/2017 | 1:50:42 PM
Một cơ thể khỏe mạnh là khi có mức huyết áp bình thường. Bất cứ sự biến động nào của chỉ số huyết áp - dù là thấp hay cao, đều có thể gây nguy hiểm.
Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người mắc bệnh cao huyết áp có thể có nguy cơ mắc chứng rối loạn van tim. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mắc bệnh cao huyết áp khi còn trẻ có thể làm tăng nguy cơ hở van 2 lá khi về già.
Hở van 2 lá khiến hoạt động bơm máu đi khắp cơ thể của tim kém hiệu quả, và trong những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến suy tim. Hở van 2 lá có thể khiến máu chảy ngược, gây ra các triệu chứng như thở ngắn, mệt mỏi, chóng mặt và đau ngực.
Trong nghiên cứu này khoảng 5,5 triệu người trưởng thành ở Anh trong 10 năm qua đã được đưa vào xem xét
Người đứng đầu nghiên cứu, giáo sư Kazem Rahimi, từ viện Sức khỏe toàn cầu George thuộc Đại học Oxford, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chứng rối loạn van tim thường gặp không phải là hậu quả không thể tránh khỏi của sự lão hóa, như giả định trước đây, và có thể ngăn ngừa được”. “Với sự lão hóa và tăng trưởng dân số toàn cầu, chúng ta có thể sẽ thấy số ca mắc bệnh rối loạn van tim ngày càng tăng”, bà cũng cho biết.
Nghiên cứu gần đây đã được công bố trên tạp chí PLOS Medicine.
Dưới đây là một vài cách tốt nhất để ngăn ngừa chứng cao huyết áp.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Thực phẩm bạn ăn hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên chất, hoa quả, rau, các sản phẩm sữa ít chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp ngăn ngừa cao huyết áp.
Duy trì hàm lượng kali cần thiết cho cơ thể giúp làm giảm tác dụng của natri lên huyết áp, do đó giữ cho huyết áp ở mức ổn định.
Duy trì trọng lượng
Cao huyết áp là căn bệnh phổ biến ở những người béo phì. Do đó, việc duy trì cân nặng khỏe mạnh là rất quan trọng để ngăn ngừa cao huyết áp. Ngoài ra, người bị béo phì có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ. Vì vậy, khi bạn không thể ngủ đúng cách thì nó có thể dẫn đến ảnh hưởng đến lưu lượng máu và dẫn tới sự gia tăng áp huyết.
Ăn nhạt
Ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến tình trạng tích nước trong cơ thể. Nước dư thừa được lưu trữ trong cơ thể là nguyên nhân gây tăng huyết áp. Ngoài ra nếu bạn đã bị huyết áp cao và đang dùng thuốc thì việc ăn mặn có thể làm giảm tác động của thuốc. Do đó, việc kiểm soát lượng muối mà bạn ăn hàng ngày là rất quan trọng để ngăn ngừa chứng cao huyết áp.
Hạn chế uống rượu
Rượu có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến huyết áp. Uống quá nhiều rượu có thể khiến bạn có nguy cơ bị tăng huyết áp. Do đó, hạn chế uống rượu là cần thiết để ngăn ngừa cao huyết áp.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên không có nghĩa là bạn cần phải đến phòng tập gym và thực hiện các bài tập nặng. 30 phút luyện tập hàng ngày vào mỗi sáng là đủ để ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Đi bộ, chạy bộ hoặc đạp xe đều giúp kiểm soát huyết áp.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Duy trì cân nặng đều đặn là chìa khoá giúp phòng ngừa cao huyết áp (20/9/2017)
- Kiểm soát bệnh huyết áp thấp hiệu quả (14/8/2017)
- Cách phát hiện sớm tăng huyết áp (24/7/2017)
- Lưu ý mới về chỉ số huyết áp (14/7/2017)
- Những điều cần biết khi trẻ tăng huyết áp (22/6/2017)
- Các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm huyết áp tự nhiên (20/6/2017)
- Kiểm tra huyết áp ở cổ tay hay bắp tay sẽ tốt nhất? (7/6/2017)
- Nguy cơ khi tăng huyết áp tâm trương (2/6/2017)
- Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh cao huyết áp (18/5/2017)
- Tăng huyết áp không triệu chứng dễ cướp đi tính mạng người bệnh (16/5/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều