Lưu ý mới về chỉ số huyết áp
Cập nhật: 14/7/2017 | 1:08:34 PM
Các phát hiện gần đây làm tăng lo ngại về việc giảm huyết áp tâm trương - con số thứ hai trong chỉ số huyết áp của bạn - nếu nó có khoảng cách quá xa với chỉ số thứ nhất là huyết áp tâm thu.
Huyết áp của bạn quá thấp cũng không tốt
Nhiều người bị tăng huyết áp thường xuyên dùng thuốc giảm huyết áp. Mục tiêu của việc dùng thuốc là nhằm giảm huyết áp tâm thu không vượt quá 140 milimet thủy ngân (mmHg). Lý tưởng nhất là đạt được mục tiêu 120mmHg vì theo nghiên cứu cho thấy, điều này có thể giúp giảm các nguy cơ bao gồm đau tim, đột quỵ, suy tim và tử vong liên quan đến tăng huyết áp.
Tuy nhiên, đạt được mục tiêu thấp hơn không dễ, thường phải sử dụng 2-3 loại thuốc trị bệnh huyết áp, có thể làm tăng khả năng tác dụng phụ. Hơn nữa, giảm huyết áp tâm thu cũng làm giảm huyết áp tâm trương. Hai nghiên cứu mới đây đã làm dấy lên mối quan ngại về việc hạ huyết áp - đặc biệt là huyết áp tâm trương quá thấp. Huyết áp tâm trương thể hiện áp suất giữa nhịp đập khi tim giãn. Nhóm nghiên cứu Trường Y khoa Harvard cho biết: “Khi huyết áp tâm thu quá thấp, thường có biểu hiện như nôn nao, ngất xỉu và suy yếu nhưng huyết áp tâm trương thấp lại không có bất kỳ triệu chứng nào”.
Trong một nghiên cứu được xuất bản vào ngày 16 tháng 10 năm 2016 trên Tạp chí American College of Cardiology, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người có huyết áp tâm trương thấp (60 - 69mmHg) gia tăng gấp 2 lần khả năng tổn thương tim so với những người huyết áp tâm trương là 80 - 89mmHg. Chỉ số tâm trương thấp cũng liên quan đến nguy cơ cao về bệnh tim và tử vong.
Tiếp đó, trong một công bố khác, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng, so với những người có huyết áp tâm thu từ 120 - 139mmHg và huyết áp tâm trương từ 70 - 79mmHg, những người có huyết áp tâm thu trên 140mmHg có nhiều khả năng bị đau tim hoặc đột quỵ, nhập viện vì suy tim hoặc chết trong vòng 5 năm. Nhưng những người có huyết áp thấp (huyết áp dưới 120mmHg và áp lực tâm trương dưới 70mmHg) cũng có nguy cơ giống như vậy.
Trong nghiên cứu của The Lancet ngày 5 tháng 4 năm 2017, các nhà nghiên cứu Đức đã khẳng định: Huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 70mmHg có liên quan đến nguy cơ tử vong. Huyết áp tâm trương dưới 70mmHg cũng làm tăng nguy cơ bị đau tim và suy tim.
Tại sao huyết áp tâm trương cũng quan trọng?
Huyết áp tâm trương được đo ở điểm trong chu kỳ tim khi máu chảy vào các động mạch vành cung cấp cho tim. Khi những động mạch này bị tắc do xơ vữa, huyết áp vượt ra ngoài khu vực thu hẹp sẽ giảm khi máu đi qua các kênh thu hẹp. Kết quả là một phần của cơ tim có thể không có đủ máu. Thiếu oxy và chất dinh dưỡng, trái tim có thể trở nên yếu và dễ bị tổn thương.
Phải làm gì nếu bạn có tăng huyết áp?
Nếu bạn bị bệnh tim mạch, bạn nên kiểm soát huyết áp tâm trương của bạn không giảm quá 70mmHg, điều này có thể xảy ra khi bạn cố gắng đạt đến số huyết áp tâm thu thấp. Tốt nhất, với huyết áp tâm thu, nên hài lòng với giá trị khoảng 130. Tuy nhiên, mỗi người đều có đặc điểm riêng biệt, không ai giống ai. Vì vậy, người bệnh cần thảo luận kỹ với bác sĩ khi phối hợp điều trị căn bệnh của mình để đạt tới kết quả tốt nhất.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Những điều cần biết khi trẻ tăng huyết áp (22/6/2017)
- Các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm huyết áp tự nhiên (20/6/2017)
- Kiểm tra huyết áp ở cổ tay hay bắp tay sẽ tốt nhất? (7/6/2017)
- Nguy cơ khi tăng huyết áp tâm trương (2/6/2017)
- Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh cao huyết áp (18/5/2017)
- Tăng huyết áp không triệu chứng dễ cướp đi tính mạng người bệnh (16/5/2017)
- Cảnh giác tăng huyết áp do thuốc (15/5/2017)
- Hạ huyết áp với chế độ ăn nhiều kali, ít đường (13/5/2017)
- Mẹo phòng ngừa huyết áp cao (10/5/2017)
- 6 cách đơn giản phòng ngừa bệnh tăng huyết áp (5/5/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều