Chuyên gia tim mạch nổi tiếng: 7 lời khuyên quan trọng để tránh bệnh tim mạch 'tấn công'
Cập nhật: 2/10/2017 | 11:37:23 AM
Bệnh tim mạch đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Là bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu bạn thực sự quan tâm. Đây là 7 bí quyết quan trọng nhất.
Hiện nay, các bệnh liên quan đến tim mạch, não đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu theo báo cáo thống kê ở nhiều nước, đặc biệt tại châu Á, bệnh tim mạch hay xuất huyết não được xem là "sát thủ" gây tử vong số 1 trong những năm gần đây.
Điều đáng tiếc là, khi điều kiện sống được nâng cao, thì tỉ lệ bệnh về tim mạch không những không giảm xuống mà còn có xu hướng tăng. Để đối phó với tình hình này, giảm nhẹ rủi ro cho cộng đồng, chuyên gia tim mạch nổi tiếng hàng đầu Trung Quốc, giáo sư Hồ Đại Nhất đúc kết những kinh nghiệm quý báu.
Nếu làm được những điều này một cách nghiêm túc và kiên trì, tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch chắc chắn sẽ giảm.
1. Không đặt được stent thì chỉ có chờ chết" là câu hù dọa đầy lố bịch
Có nhiều quảng cáo được thực hiện bởi các hãng thuốc hoặc dụng cụ y tế bạn cần phải cảnh giác cao độ. Ví dụ như "Cao huyết áp không uống thuốc, bệnh tim mạch vành không phải phẫu thuật" (tức chỉ dùng sản phẩm đang quảng cáo của họ là đủ) chính là những cách nói để bán cho được nhiều sản phẩm.
Theo góc nhìn của giáo sư Nhất, đa số những người mắc bệnh cao huyết ápđều nên sử dụng thuốc, nhưng người mắc bệnh tim mạch vành thì không nhất thiết phải đặt stent một cách mù quáng.
Có rất nhiều người hay tin lời quảng cáo, nên gần như "cuồng" lên với công dụng của những chiếc stent. Mặc dù đây là dụng cụ có hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhồi máu cơ tim cấp tinh, nhưng theo những kết quả thống kê cho thấy, khoảng 1 nửa số người đặt stent không có hiệu quả rõ ràng. Vì vậy, nếu bệnh của bạn trong trường hợp đang ổn định, thì giáo sư Nhất kiến nghị không nhất thiết phải đặt stent.
Vậy nếu không đặt stent thì phải làm gì? Theo GS Nhất, ông đã làm việc này hơn 30 năm và thấy trằng, có rất nhiều người cao tuổi không cần tới stent vẫn sống khỏe mạnh. Lý do là nằm ở chỗ, phải uống thuốc đúng cách, thói quen sinh hoạt lành mạnh thì bệnh nhân sẽ sống trong trạng thái ổn định.
2. Bổ sung Vitamin phải từ cách ăn uống, không phải nhờ uống những viên thuốc tổng hợp
Hiện nay người dân rất thích bổ sung Vitamin. Tiếc rằng nhiều người trong số họ chưa biết rằng, một số lượng lớn nghiên cứu trong 20 năm qua không có bằng chứng nào cho thấy ăn uống vitamin E có thể làm giảm nhồi máu cơ tim, hoặc ngăn ngừa bệnh mạch vành và bệnh mạch não.
GS Nhất cho biết, nói như vậy không phải để khuyên chúng ta hoàn toàn không ăn vitamin E, nhưng vitamin nên được ăn uống từ nhiều loại thức ăn, từ ngũ cốc, trái cây và rau xanh. Đó là cách bổ sung vitamin tự nhiên, hoàn toàn không cần phải dựa vào viên nang (thuốc uống).
3. 10 người mắc bệnh tim mạch thì có tới 9 người có thể phòng ngừa
Các số liệu thống kê lâm sàng tại Trung Quốc cho thấy, 9 trong số 10 người bị nhồi máu cơ tim có thể dự đoán trước và 5 trong số 6 người bị tử vong vì nhồi máu cơ tim có thể được ngăn ngừa.
GS Nhất cho rằng, nếu kiểm soát tốt bệnh tim mạch, chú ý phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả thì người bệnh có thể sống thêm cả chục năm không ảnh hưởng gì.
4. 40% bệnh cao huyết áp liên quan đến muối
GS Nhất kiến nghị, khẩu phần ăn của người dân hiện tại đang có tỉ lệ muối khá cao. Mỗi gia đình nên giảm lượng muối và dầu mỡ xuống khoảng 20% so với hiện tại. Điều này là một trong những giải pháp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp.
Thêm vào đó, mỗi người nên khống chế mức ăn của mình một cách phù hợp, không ăn quá nhiều. Mỗi bữa chỉ nên ăn no khoảng 70-80% nhu cầu thì dừng lại, tiết chế ăn uống, để cho bụng có khoảng trống để dạ dày co bóp, miệng luôn có cảm giác thèm ăn.
Mỗi ngày dù không khát, cũng phải uống tối thiểu khoảng 1,2 lít nước, ăn thêm nhiều rau quả tươi, bởi vì trong rau quả có lượng kali cao, có thể hỗ trợ việc giảm huyết áp.
5. Bệnh nhân uống thuốc cao huyết áp: Đang hiệu quả thì không nên đổi thuốc khác
Có những bệnh nhân bị cao huyết áp hỏi, nếu uống thuốc chống cao huyết áp trong một thời gian dài, liệu có nên thay đổi thuốc khác?
GS Nhất cho biết, bệnh huyết áp cao nên chú ý phát hiện sớm, uống thuốc sớm, kiểm soát sớm. Loại thuốc mới nhất, đắt nhất không đồng nghĩa với loại thuốc tốt nhất. Loại thuốc mà đã đứng trụ được trên thì trường trong thời gian dài, nghĩa là nó có hiệu quả đối với bệnh nhân, vì vậy không nhất thiết thay đổi chủng loại thuốc.
Có những người lo lắng về việc mình đã uống cùng 1 loại thuốc đến mười mấy năm, liệu có bị nhờn thuốc, có bị tác dụng phụ hay không? Điều này nói chung là người bệnh có thể tự quan sát được. Ví dụ nếu thuốc có tác dụng phụ, trong vòng 1 tháng là tác dụng phụ đã xuất hiện, có thể cảm nhận được.
Nếu bạn đã uống cả mười mấy năm, hiệu quả cũng không tệ, thì bạn vẫn có thể tiếp tục uống. Riêng thuốc làm giảm huyết áp, chỉ cần có hiệu quả là tiếp tục uống, không cần đổi thuốc.
6. Hầu hết các bác sĩ không hướng dẫn bệnh nhân tập thể dục
Hiện nay trong hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch và huyết áp đã có rất nhiều công cụ hỗ trợ như đặt stent, thuốc uống, nên nhiều người đã bỏ qua một giải pháp quan trọng, đó là tập thể dục. Hầu hết các bác sĩ đều ít hướng dẫn bệnh nhân tập thể dục, hoặc bản thân họ cũng chưa từng trải nghiệm các bài tập cụ thể để khỏe mạnh hơn.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa loãng xương chính là đi bộ. Nhưng GS Nhất khuyên bạn không nên leo cầu thang, bởi vì leo lên xuống cầu thang có thể tốt cho tim, nhưng lại làm hại cho đầu gối và các khớp. Đi bộ là bài tập không tổn hại lớn đến xương khớp, nhưng lại có tính an toàn cao cho tim và cơ bắp.
7. Muốn sống khỏe thì đừng sống trong sự so bì, đặt mình lên bàn cân
Một câu hỏi khá nhiều người không biết trả lời, là tại sao người ta sống không hạnh phúc? Đó là vì người ta luôn so sánh khập khiễng, so mình với người giàu hơn, so với người quyền cao chức trọng hơn. Càng so sánh như vậy càng cảm thấy buồn chán, mệt mỏi.
Trên thực tế, bạn chỉ cần duy trì một cuộc sống cân bằng, tự lo lắng riêng cho cuộc sống của mình, làm cho tốt việc của bản thân là được. Có được điều này, bạn sẽ khỏe mạnh và bình yên hơn.
(Nguồn: afamily.vn)
- Kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch năm 2024 (30/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua Đèn mổ di động (Đèn mổ treo tường) (29/10/2024)
- Tập huấn điều trị, chăm sóc HIV/AIDS và quản lý thuốc kháng HIV (29/10/2024)
- Tập huấn kiến thức Nha học đường năm 2024 (25/10/2024)
- Kế hoạch sửa chữa, thay thế mới linh kiện, thiết bị máy tính văn phòng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/10/2024)
- Hội nghị tham vấn về hoạt động Dự án USAID tăng cường năng lực địa phương trong dự phòng, giám sát và đáp ứng dịch bệnh tại Quảng Ninh (24/10/2024)
- Chi bộ Phòng chống HIV/AIDS Bệnh không lây nhiễm tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý IV (24/10/2024)
- CDC Quảng Ninh giám sát công tác triển khai tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2024 (24/10/2024)
- Tìm ra một nguyên nhân mới gây đau tim, đột quỵ: Rất nhiều người đang mắc phải (26/9/2017)
- 5 điều không ngờ gây hại tim (28/8/2017)
- 5 điều không ngờ gây hại tim (12/8/2017)
- Đề phòng té ngã ở bệnh nhân tim mạch (11/7/2017)
- Dự báo cơn đau tim im lặng (30/6/2017)
- Dấu hiệu cảnh báo sớm trục trặc tim mạch (13/6/2017)
- Bệnh tim - “kẻ giết người” số 1 thế giới (20/5/2017)
- Nguyên nhân khiến trái tim bỏ qua một nhịp (4/4/2017)
- Muốn có trái tim khỏe mạnh thì đừng chủ quan bỏ qua những thông tin này của bác sĩ (6/3/2017)
- Cảnh báo: ”Những dấu hiệu tinh tế” của cơn nhồi máu cơ tim sớm bị bác sĩ bỏ qua (6/3/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều