Ăn trứng gà sống dễ bị nhiễm khuẩn
Cập nhật: 23/11/2018 | 4:02:28 PM
Trứng sống tiềm ẩn các vi khuẩn truyền nhiễm có thể gây ngộ độc.
Trứng gà chứa nhiều đạm, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và rất nhiều dinh dưỡng khác. Một quả trứngcó khoảng 50 g vitamin A, vitamin B2, vitamin B5, vitamin B12, selen, phốt pho, folate, protein, chất béo.
Nhiều người tập luyện thể thao muốn bổ sung protein bằng cách ăn lòng trắng trứng khi còn sống. Thực tế, cách ăn làm giảm hiệu quả hấp thụ protein của cơ thể.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết trong trứng gà sống, đặc biệt là ở lòng trắng, có một loại protein tên là avidin. Chất này kết hợp với biotin tạo thành hợp chất bền vững, khó được hấp thu. Nếu ăn trứng sống thường xuyên, cơ thể sẽ dễ bị thiếu biotin, một chất rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và điều hòa phát triển tế bào. Thiếu chất này, cơ thể thường bị mẩn da, rụng tóc.
Trứng sống không chỉ mất vệ sinh, mà còn rất dễ tiềm ẩn các vi khuẩn truyền nhiễm. Khi ăn, con người không kiểm soát được quả trứng có bị nhiễm khuẩn bám ở vỏ trứng hay không, hoặc gà mẹ có bị bệnh gì hay không. Người mua cũng không biết quả trứng đó mới đẻ hay được để rất lâu rồi. Nếu ăn phải trứng bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ảnh: Boldsky |
Trên thực tế, khoảng 10% số trứng chứa vi khuẩn gây bệnh Salmonella, nấm mốc hoặc ký sinh trùng. Vi khuẩn này được tìm thấy không chỉ trên vỏ trứng mà còn bên trong trứng, nhất là trứng không tươi. Ăn trứng bị nhiễm salmonella có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Người dễ bị ảnh hưởng từ nhiễm khuẩn salmonella bao gồm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành. Ở phụ nữ mang thai, salmonella có thể gây chuột rút trong tử cung dẫn đến sinh non. Người trên 65 tuổi có nguy cơ tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn ở thực phẩm, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt, người bị suy giảm miễn dịch, bệnh tiểu đường, HIV và u ác tính cũng không nên ăn trứng sống.
Phó giáo sư Thịnh khuyên bạn ăn trứng gà chín an toàn hơn vì các vi khuẩn ký sinh trùng trong trứng đã bị tiêu diệt. Nhiều người cho rằng luộc chín có thể làm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng của một quả trứng. Tuy nhiên, thực ra lượng dinh dưỡng mất đi là rất nhỏ không đáng kể.
Nếu vẫn muốn ăn trứng sống, tái hoặc chần, lưu ý:
- Không ăn những quả trứng bị nứt, vỡ hoặc bẩn, không mua hoặc ăn trứng đã để quá lâu.
- Mua trứng gà tiệt trùng và trứng đóng hộp ở những nơi đảm bảo như siêu thị.
- Bảo quản trứng trong tủ lạnh. Môi trường bên ngoài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Cẩn trọng với chất PFAS trong đồ gia dụng (12/11/2018)
- 8 thực phẩm vô hại trở thành có hại nếu bạn sử dụng quá ”liều” (11/11/2018)
- Sai lầm chết người khi ăn nội tạng động vật chẳng khác nào đang tự mua bệnh vào người (9/11/2018)
- 6 loại thức ăn để qua đêm gây hại cho sức khỏe, thậm chí ung thư (5/11/2018)
- 5 thói quen nấu nướng gây ung thư, 90% người Việt đang mắc phải (4/10/2018)
- Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và cách đề phòng (28/8/2018)
- Bánh trung thu như thế nào an toàn sức khỏe (22/8/2018)
- Tác hại của phụ gia thực phẩm đối với sức khỏe trẻ em (26/7/2018)
- Các loại hải sản có thể gây ngộ độc (18/5/2018)
- Rau sống ngâm nước muối có sạch giun sán? (13/5/2018)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều