Sai lầm chết người khi ăn nội tạng động vật chẳng khác nào đang tự mua bệnh vào người
Cập nhật: 9/11/2018 | 3:03:41 PM
Sai lầm chết người khi ăn nội tạng động vật chẳng khác nào đang tự mua bệnh vào người - hãy bỏ ngay kẻo tới lúc hối hận thì không kịp.
Quan niệm "ăn gì là bổ nấy" hoàn toàn sai lầm khi ăn nội tạng động vật
Không thể phủ nhận được một sự thật là nội tạng động vật có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Như trong tim, gan chứa nhiều vitamin A và chất sắt, rất có lợi với những người thiếu máu, trẻ em cũng như phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, vì chứa nhiều cholesterol nên người cao tuổi không nên ăn quá nhiều.
Thạc sĩ Lê Thị Hải, hiện đang công tác tại Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Nhiều người có quan niệm “ăn gì bổ nấy”, vì thế thường xuyên mua óc về cho con ăn để con thông minh.Thực chất thì không phải vậy, vì so với thịt, cá thì hàm lượng chất đạm trong óc lợn chưa bằng một nửa. Đồng thời cholesterol lại quá cao, cho nên nếu trẻ em ăn nhiều thì dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì”.
Hay như một số người bị các bệnh về thận, tim cũng cho rằng “ăn gì bổ nấy” nên thường xuyên mua tim, thận về ăn với mong muốn nhanh chóng khỏi bệnh. Theo nghiên cứu, các bệnh về tim, mạch rất dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, xơ vữa động mạch nếu sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất béo. Quan niệm “ăn gì bổ nấy” là hoàn toàn sai lầm và thiếu khoa học.
Lưu ý khi ăn nội tạng động vật
Phải chế biến chín kỹ, không ăn tái sống (chưa chín hẳn)
Nội tạng động vật rất tốt nhưng lại có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và các chất độc dư thừa tích tụ lâu ngày. Hãy chắc chắn rằng bạn phải chế biến món ăn kỹ lưỡng trước khi ăn. Tuyệt đối không được ăn nội tạng chưa nấu chín.
Chức năng chính của gan là để loại bỏ độc tố, nhưng chính vì chức năng này mà gan cũng là bộ phận phải chứa được một số lượng lớn các chất độc tích tụ, nếu không nấu chín hoàn toàn, bạn có thể sẽ ăn phải rất nhiều độc tố, làm tăng nguy cơ phát triển các căn bệnh nguy hiểm sau khi ăn.Ngoài ra, bạn cũng không nên quá chiều chuộng khẩu vị của mình, thèm ăn là ăn mà không biết kiểm soát cẩn thận có thể sẽ gây hại rất lớn. Đó cũng là điều khiến nhiều ý kiến trái chiều về nội tạng.
Hãy luôn nhớ chế biến các món nội tạng chín kỹ, ăn nóng ấm là tốt nhất.
Mỗi người có thể ăn một mức khác nhau, không ai giống ai
Không phải tất cả mọi người đều thích hợp để ăn nội tạng động vật, bởi trong gan và thận động vật chứa rất nhiều cholesterol, vì vậy mà những người có bệnh về lipid máu cao cố gắng ăn ít hoặc không ăn, nếu không bệnh của bạn sẽ tồi tệ hơn.
Bệnh nhân Gout cũng nên ăn nội tạng động vật ít hơn những người bình thường, bởi vì nó có chứa purin, nên sau khi ăn, bệnh gout của bạn cũng sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Mặc dù giá trị dinh dưỡng của các bộ phận nội tạng động vật đều rất phong phú, nhưng bạn cần nhớ một điều, phải kiểm soát số lượng, chất lượng ăn vào để đảm bảo rằng sẽ không gây ra bất kỳ tác hại nào.
Tùy vào thể trạng và sức khỏe của bạn để quyết định việc có nên ăn nội tạng động vật hay không. Nếu bạn có bệnh, hãy tham khảo kỹ trước khi ăn.Kiểm soát số lần ăn nội tạng
Người khỏe mạnh nếu ăn nội tạng động vật với một lượng phù hợp sẽ rất có lợi ích cho cơ thể, nhưng phải kiểm soát số lượng. Bạn có thể ăn 1 hoặc 2 lần/tuần.
Gan động vật có thể làm giảm thiếu máu do thiếu sắt, đồng thời ngăn ngừa chứng quáng gà (mù vào ban đêm) và hội chứng khô mắt. Gan gà hoặc gan vịt có thể được làm thành các món cháo, luộc hoặc xào.
Gan lợn cũng có thể xào, nấu cháo, làm pate hoặc các món khác. Gan cũng có thể là món ăn thích hợp cho trẻ nhỏ với số lượng ít.
(Nguồn: ngoisao.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- 6 loại thức ăn để qua đêm gây hại cho sức khỏe, thậm chí ung thư (5/11/2018)
- 5 thói quen nấu nướng gây ung thư, 90% người Việt đang mắc phải (4/10/2018)
- Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và cách đề phòng (28/8/2018)
- Bánh trung thu như thế nào an toàn sức khỏe (22/8/2018)
- Tác hại của phụ gia thực phẩm đối với sức khỏe trẻ em (26/7/2018)
- Các loại hải sản có thể gây ngộ độc (18/5/2018)
- Rau sống ngâm nước muối có sạch giun sán? (13/5/2018)
- Các mẹ hãy ghi nhớ kỹ 11 mẹo vặt dưới đây để không bao giờ ăn phải thực phẩm ôi thiu (13/4/2018)
- Túi nilong đựng đồ ăn nóng độc hại thế nào? (21/3/2018)
- 4 loại thực phẩm tuyệt đối không được ăn lúc đói kẻo 'mất mạng oan' (21/3/2018)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều