Cách hạn chế độc tố trong rau quả
Cập nhật: 12/12/2015 | 2:05:22 PM
Trong bữa ăn gia đình Việt không thể thiếu rau quả, nhưng làm thế nào để chọn được rau sạch, loại bỏ được độc tố thì không phải ai cũng biết.
Là một nước nông nghiệp, Việt Nam xuất khẩu số lượng lớn rau củ sang các nước trên thế giới, nhưng có một nghịch lý, người dân nước ta lại đang vật lộn với cuộc chiến chọn lựa đồ sạch. Hiện nay, người trồng rau vì lợi nhuận đã sử dụng nhiều hóa chất bảo vệ thực vật tưới cho rau quả. Dư lượng hóa chất còn tồn trong rau, quả có thể gây ngộ độc cấp tính. Gần đây, một số nơi nước dùng để tưới cho rau nhiễm một số vi khuẩn, như khuẩn tả gây tiêu chảy cấp cho người ăn rau sống và là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng.
Trong chương trình Ngon và lành (VTC 14), ông Thái Thành Tâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV TP HCM, cho biết: "Trong thời gian vừa qua đã kiểm tra được 85 cơ sở mua bán thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có 4 cơ sở vi phạm ở các lỗi mặt hàng kém chất lượng, không có giấy phép kinh doanh, hàng hết hạn sử dụng".
Dư lượng hóa chất còn tồn trong rau, quả có thể gây ngộ độc cấp tính. |
Trong bữa ăn gia đình Việt không thể thiếu rau quả, nhưng làm thế nào để chọn được rau sạch, loại bỏ được hóa chất bảo vệ thực vật thì không phải ai cũng biết. Các bà nội trợ thường mách nhau, rau càng đẹp mã càng ngon, thế nhưng đây là một suy luận sai lầm. Dẫu biết khó có thể loại bỏ hoàn toàn các độc tố trong rau quả nhưng với việc chọn lựa và sơ chế kỹ lưỡng, đúng quy trình sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.
Các chị em nội trợ lưu ý:
- Không nên mua rau quả trái vụ, vì thời tiết không thuận lợi, sâu bọ phát triển nhiều, rau quả cằn cỗi, người trồng rau phải sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc kích thích để rau lớn nhanh.
- Nên chọn rau quả còn nguyên lành, không dập nát, có vết nứt, thối, ủng.
- Tránh mua rau quả gọt, thái sẵn, ngâm nước ở ngoài chợ.
- Nên mua rau củ tại các công ty uy tín, kiểm duyệt được hàm lượng thuốc trừ sâu.
- Rửa rau dưới vòi nước sạch bằng cách: rửa 2 lần dưới vòi nước chảy và 2 lần trong chậu nước lớn, có thể loại bỏ 40%- 90% hóa chất.
- Nước dùng rửa rau quả phải là nước sạch, không nhiễm bẩn, nhiễm hóa chất, kim loại nặng hay vi khuẩn.
- Ngâm rau trong nước vo gạo khoảng 30 phút, sau đó rửa lại vài lần dưới nước sạch cũng giúp hạn chế đáng kể tồn dư hóa chất trên rau.
- Không nên sử dụng bất cứ thực phẩm nào có màu sắc khác thường, mùi vị lạ, thực phẩm tại nơi đã có người ngộ độc.
- Tự trồng rau sạch giúp người trồng kiểm soát được nguồn gốc thực phẩm là sạch, không có thuốc sâu, không thuốc kích thích.
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Nhu cầu thiết kế, thi công, trang trí sự kiện chào mừng kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu Thiết kế, in pano khu vực làm việc tòa nhà Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/11/2024)
- Nhu cầu thuê dịch vụ In bộ ”Kỷ yếu 60 năm Vững vàng, phát triển” (25/11/2024)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Ba bí quyết lựa chọn thực phẩm sạch (11/12/2015)
- Món tiết canh gây ra 70% ca mắc liên cầu lợn (3/12/2015)
- 5 thói quen tích trữ và ăn rau có thể khiến bạn ”rước” hóa chất vào người (1/12/2015)
- Mách bạn bí quyết chặn đứng ngộ độc thực phẩm từ ngoài chợ (25/11/2015)
- 4 nhóm thực phẩm tuyệt đối không ăn khi để qua đêm (23/11/2015)
- Cách nhận biết gà, ngan, vịt ăn chất Vàng ô (19/11/2015)
- Nhận biết nấm tươi an toàn qua cách bảo quản? (16/11/2015)
- 4 cách làm sạch hóa chất độc hại trong rau quả (30/10/2015)
- Dị ứng thức ăn ở trẻ và cách xử trí (29/10/2015)
- Cách nhận biết nồi nước lẩu làm từ hóa chất (22/10/2015)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều