Những bộ phận ở lợn nên cẩn trọng khi ăn
Cập nhật: 26/4/2019 | 4:02:29 PM
Hạn chế ăn gan, phổi và lòng lợn để tránh nhiễm khuẩn và kim loại nặng gây hại cho sức khoẻ.
Món ăn từ chế biến từ lợn đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, cung cấp chất đạm và chất béo. Đặc biệt, thịt lợn chứa nhiều vitamin và một số khoáng chất như can xi, kali, sắt ở dạng dễ hấp thụ.
Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của lợn ăn nhiều cũng tốt.
Thịt lợn giàu dinh dưỡng. Ảnh: Abel |
Gan
Bác sĩ Nguyễn Thuỳ Linh, khoa Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội, cho biết gan là bộ phận giải độc của lợn. Phần lớn các chất đi qua gan sẽ được gan phân hủy, nhưng có nhiều kim loại nặng và chất kích thích tăng trưởng mà lợn hít hoặc ăn vào, gan không thể phân hủy được. Khi đó, chúng sẽ nằm lại, gây hại sức khỏe người.
Ngoài ra, ăn nhiều gan cũng khiến hàm lượng cholesterol tăng cao dễ gây các vấn đề tim mạch khi lớn tuổi. Bởi vậy, không nên ăn gan lợn thường xuyên. Nếu ăn cần làm kỹ bằng cách ngâm trong nước muối, bóp rửa sạch và ăn chín.
Phổi
Lợn là loài vật sống gần mặt đất, thường xuyên hít phải lượng rất lớn bụi bẩn, đất cát và các kim loại nặng. Bởi vậy, khi ăn phổi lợn, những bụi bẩn và bụi kim loại này sẽ theo vào cơ thể chúng ta và gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, lợn thường xuyên hít thở sát mặt đất, hít vào phổi rất nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn virus cũng liên tiếp chui vào phổi. Khi sơ chế, ta rửa cũng không thể sạch được.
Do đó, cần cân nhắc thật kỹ trước khi dùng phổi lợn làm thức ăn.
Lòng lợn
Theo Bác sĩ Lê Thị Hải, Viện dinh dưỡng Quốc gia, lòng lợn chứa nhiều cholesterol gây ra nhiều vấn đề với người bị tiểu đường, tim mạch hay các bệnh về chuyển hóa. Ăn nhiều lòng lợn còn có thể gây bệnh gout, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, làm tăng mỡ máu.
"Nhiều cơ sở chế biến nội tạng động vật không hợp vệ sinh, nhiễm rất nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại cho con người", bác sĩ Hải nói. Người ăn phải nội tạng động vật kém chất lượng, bị ôi thiu, biến đổi màu rất dễ bị nhiễm giun sán.
Ngoài ra, tình trạng sử dụng các loại hóa chất để tẩy mùi và làm trắng lòng lợn làm tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể người ăn. Do đó, nếu muốn ăn lòng lợn, tốt nhất bạn mua về tự làm thật sạch hoặc lựa chọn những cơ sở uy tín, đáng tin cậy.
Cách chế biến thịt an toàn
Nên rửa tay sạch trước và sau khi nấu ăn. Không nên ăn thịt lợn sống, tái. Nấu xong nên ăn ngay, tránh để lâu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Không nên để thức ăn chín cạnh thức ăn sống, cạnh dụng cụ sơ chế. Các dụng cụ như dao, thớt cần được rửa sạch trước khi chế biến thực phẩm khác.
Khi mua thịt cần cắt thịt theo thớ dọc và quan sát. Nếu miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim, hoặc thớ thịt có hình sợi hay hình bầu dục to là bị nhiễm giun sán. Cũng có thể nhận biết bằng cách sờ vào miếng thịt. Miếng thịt lợn cứng, không có sự đàn hồi, không mềm mại... rất có thể đã bị ướp ure hoặc chứa hàn the.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Những nguyên tắc ’sống còn’ khi ăn hải sản để khỏi chết người (9/4/2019)
- Nguy cơ dị ứng do ăn hải sản (8/4/2019)
- Khi bị dị ứng thức ăn, phải làm sao? (7/4/2019)
- Cách bảo quản thực phẩm khi trời nồm (24/3/2019)
- Bệnh ấu trùng sán lợn có trong những loại thực phẩm nào? (19/3/2019)
- Nhận diện thịt nhiễm tả lợn châu Phi (12/3/2019)
- 5 dấu hiệu cảnh báo bạn nên vứt bỏ thức ăn thừa (10/2/2019)
- Thực phẩm cần loại bỏ sau ngày Tết (9/2/2019)
- Bí quyết bảo quản rau quả tươi ngon (13/1/2019)
- Ăn trứng gà sống dễ bị nhiễm khuẩn (23/11/2018)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều