Những quan niệm sai lầm về ngộ độc thực phẩm
Cập nhật: 21/7/2017 | 3:03:55 PM
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), ngộ độc thực phẩm là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất ở Mỹ. Khoảng 1 trong 6 người bị ngộ độc vì ăn các thực phẩm hoặc đồ uống bị nhiễm bẩn, tức là có 48 triệu người bị ngộ độc thực phẩm với 128.000 người phải nhập viện; 3.000 người tử vong. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về tình trạng bệnh nguy hiểm này.
Nếu bị ngộ độc thực phẩm, sẽ xuất hiện ngay những triệu chứng
Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn có thể xuất hiện ngay những triệu chứng hoặc không. Bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus (Staph) sẽ thường phác tác trong 1-6 tiếng. Còn nhóm Noroviruses lại chỉ gây ra triệu chứng trong 12 - 48 tiếng. Riêng E. coli O157:H7, một siêu khuẩn thường có ở thịt bò chưa nấu chín, rau quả sống, nước và các loại đồ uống không pha chế, có thể xuất hiện triệu chứng trong vòng từ 1-8 ngày.
Ngộ độc là do thực phẩm không đủ nóng hay lạnh
Không hẳn vậy. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoảng nhiệt độ mà vi khuẩn dễ dàng phát triển là 4-60 độ C. Không bao giờ được để thực phẩm ở trong nhiệt độ này hơn 2 tiếng, hay thậm chí chỉ cần 1 tiếng nếu nhiệt độ phòng là 32 độ C.
Hoa quả không ăn được vỏ luôn an toàn
Hầu hết các vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn như khuẩn listeria là trên vỏ chứ không phải thịt quả. Theo chuyên gia y tế của Mỹ, dưa hấu, dưa vàng và dưa lưới đều có vi khuẩn listeria nhưng các loại quả khác cũng không loại trừ. Do vậy, với những loại quả có vỏ, thì nên rửa sạch trước khi gọt vỏ.
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm luôn giống nhau
Tiến sĩ Robert Brackett, Giám đốc Viện An toàn và Sức khỏe Thực phẩm thuộc Viện Công nghệ Illinois cho biết những triệu chứng bệnh liên quan nhiều đến những mầm bệnh bạn mắc phải. Chẳng hạn như Clostridium perfringens chủng vi khuẩn này sản sinh ra một độc tố gây tiêu chảy, tuy nhiên có thể không có sốt hoặc nôn mửa và không truyền bệnh cho người khác.
Còn khuẩn salmonella lại gây các triệu chứng như tiêu chảy, chuột rút và sốt trong vòng 6 - 72 tiếng. Bạn có thể bị ớn lạnh và đau đầu. Ngoài ra, vi khuẩn này có gây ra viêm khớp với cảm giác đau khớp, kích ứng mắt, tiểu tiện buốt; đặc biệt là có thể dẫn đến viêm khớp mãn tính.
Chỉ cần bổ sung nước là đủ
Khi bị nôn mửa và tiêu chảy, bạn sẽ mất nước. Không chỉ mất nước mà còn mất đường và muối. Vì vậy, hãy bổ sung những đồ uống có chứa chất điện giải. Khi bị mất nước, bạn có thể bị đói. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá nhiều đồ ăn khó tiêu. Bạn có thể ăn chuối, táo và bánh mì nướng.
Không cần đi đến bác sỹ khi bị ngộ độc
Mặc dù hầu hết các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm đều tự khỏi, tuy nhiên một số trường hợp có thể nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ em, người già và những người có vấn đề về sức khỏe khác. Nếu trong phân có máu, bị sốt, nôn nhiều lần hoặc bị tiêu chảy hơn hai ngày, hãy bổ sung đầy đủ chất điện giải và nhanh chóng đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Thực phẩm ôi thiu sẽ có mùi vị khó chịu
Ăn thức ăn ôi thiu sẽ làm bạn bị ngộ độc thực phẩm, nhưng bạn không thể nhận biết thực phẩm ôi thiu qua hình thức hay mùi vị. Đặt nhiệt kế trong tủ lạnh để đảm bảo thực phẩm luôn được giữ ở dưới 4,5 độ C. Nếu nhiệt độ cao hơn, thực phẩm sẽ nhanh bị hỏng hơn.
Ăn ngoài trời sẽ không đảm bảo vệ sinh
Quan trọng nhất là cách chế biến và bảo quản. Hãy giữ thực phẩm lạnh hoặc thật nóng, đóng gói thật cẩn thận để thực phẩm không lẫn vào nhau. Ở nhiệt độ 32 độ C trở lên, bạn chỉ có thể giữ thực phẩm được khoảng 1 giờ. Ở nhiệt độ từ 4,5 - 32 độ C, bạn có giữ tối đa là 2 giờ. Nếu để lâu hơn, vi khuẩn gây bệnh sẽ bắt đầu sinh sôi phát triển.
(Nguồn: anninhthudo.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Những căn bệnh đáng sợ từ thực phẩm ô nhiễm (21/7/2017)
- ”Rình rập” nguy cơ ngộ độc từ những thực phẩm quen thuộc (19/7/2017)
- Những thực phẩm nên để ăn tươi sống thay vì nấu chín (26/6/2017)
- Mít, vải, xoài đang vào mùa: Những lưu ý khi ăn không được bỏ qua để bảo vệ sức khỏe (22/6/2017)
- Tránh xa những loại hải sản có lượng độc tố cao gây chết người (19/6/2017)
- Chuyên gia về ngộ độc thực phẩm bật mí 6 món không bao giờ ăn (13/6/2017)
- 10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn (8/5/2017)
- Dị ứng thực phẩm: Chủ quan là nguy (10/4/2017)
- Chọn rau củ cần lưu ý gì? (7/4/2017)
- Sai lầm trong việc chọn bao bì, hộp nhựa chứa thực phẩm (4/4/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều