Theo các nhà khoa học, đây là mối nguy hiểm từ việc nấu ăn mà không phải ai cũng biết
Cập nhật: 23/11/2017 | 8:06:23 AM
Theo các nhà khoa học, nấu ăn kiểu gì có thể gây hại cho sức khỏe bởi vì nó làm ô nhiễm môi trường trong nhà, có thể gây nguy hiểm nếu hít phải.
Một món xào, nhất là món xào thập cẩm (hỗn hợp nhiều thực phẩm) nhìn có vẻ rất đẹp mắt. Và nếu đó lại là những thực phẩm tốt cho sức khỏe nữa thì đó lại càng giống món ăn lành mạnh. Thế nhưng, theo các nhà khoa học, xào hỗn hợp nhiều thực phẩm cùng lúc có thể gây hại cho sức khoẻ bởi vì nó làm bắn các hạt chất béo vô cùng nhỏ bé vào không khí, có thể gây nguy hiểm nếu hít phải.
Xào hỗn hợp nhiều thực phẩm cùng lúc có thể gây hại cho sức khoẻ bởi vì nó làm bắn các hạt chất béo vô cùng nhỏ bé vào không khí.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Texas và Đại học Utah State đã làm nóng dầu trong chảo và sau đó ghi lại những gì đã xảy ra khi thêm nước vào.
Họ phát hiện ra những kết quả "đáng kinh ngạc" là khi nước bốc hơi sẽ làm cho chất béo bùng nổ, làm cho các giọt dầu nhỏ bắn vào trong không khí, sau đó góp phần làm ô nhiễm môi trường trong nhà. Và con người hít phải những chất này có thể gây nguy hiểm.
Trên trang Daily Mail, giáo sư Jeremy Marston đến từ Đại học Công nghệ Texas cho biết: "Bất kể nấu nướng liên quan đến dầu mỡ theo kiểu nào, những người đầu bếp đều gặp phải kết quả của việc nước tương tác với dầu nóng. Chúng tôi đã phát hiện ra rằng một lượng rất nhỏ các giọt dầu được giải phóng khi ngay cả một giọt nước nhỏ tiếp xúc với dầu nóng. Thực phẩm có hàm lượng nước cao là loại có hại nhất, ví dụ như là thịt gà và rau thường được dùng trong một món xào".
Thực phẩm có hàm lượng nước cao là loại có hại nhất.
Giáo sư Marston cho biết thêm: "Chúng ta biết rằng hàng triệu người chết trên toàn thế giới xảy ra do ô nhiễm môi trường trong nhà, nhưng mối nguy hiểm trong nhà từ việc nấu ăn như thế này thì không phải ai cũng biết. Chúng tôi đang nghiên cứu chi tiết điều này và hy vọng rằng nghiên cứu của chúng tôi có thể hướng dẫn các thiết kế cải tiến hệ thống thông gió để loại bỏ các chất béo siêu nhỏ".
Các nhà khoa học hiện đang sử dụng video tốc độ cao để ghi lại và tính toán kích thước và sự phân bố của các giọt dầu được bắn ra và để xem chúng gây ô nhiễm môi trường trong một căn bếp không có thông gió như thế nào.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng nghiên cứu có thể hướng dẫn các thiết kế cải tiến hệ thống thông gió để loại bỏ các chất béo siêu nhỏ vào không khí.
Các phát hiện được trình bày trong cuộc họp thường niên lần thứ 70 của American Physical Society's Division of Fluid Dynamics (Hiệp hội Động lực học Chất lỏng Hoa Kỳ) tại Denver, Colorado.
(Nguồn: afamily.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và cách đề phòng (16/11/2017)
- Những thói quen sai lầm khiến tủ lạnh thành ổ bệnh (9/11/2017)
- 7 loại thực phẩm giả, bạn dễ bị lừa mua mà không biết (5/11/2017)
- Những loại rau, quả tuyệt đối không thể bảo quản cùng nhau (31/10/2017)
- 12 loại thực phẩm không nên bảo quản cùng nhau (25/10/2017)
- Đựng đồ ăn trong ngăn đá bằng túi nylon liệu có hại? (23/10/2017)
- Loại đồ ăn không nên rửa trước khi chế biến (12/10/2017)
- Nguy hại khôn lường từ ăn thịt tái sống (11/10/2017)
- Những thói quen dùng gia vị sai cách khiến chúng biến thành chất độc (10/10/2017)
- Nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ túi đựng thức ăn (4/10/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều