Thực phẩm đóng hộp an toàn đến mức nào?
Cập nhật: 20/1/2018 | 10:57:36 AM
Trong những ngày tết, lượng tiêu thụ thực phẩm đóng hộp tăng lên rõ rệt. Thực phẩm đóng hộp là cách đơn giản để chúng ta dự trữ các loại nông sản và thịt cá. Cà chua, đậu, bí ngô, cá ngừ và cá hồi đóng hộp là những món ăn rất lành mạnh, và chúng cực kỳ thuận tiện vì có thời hạn sử dụng lâu dài.
Hơn nữa, mặc dù có vẻ như thực phẩm đóng hộp có ít chất dinh dưỡng hơn so với thực phẩm tươi sống, nhưng quá trình đóng hộp không ảnh hưởng đến hàm lượng protein, carbohydrate và chất béo, hoặc lượng khoáng chất và vitamin tan trong dầu (như vitamin A, D , E và K). Nhưng vì việc đóng hộp liên quan đến nhiệt độ cao, một số vitamin tan trong nước (như C và B) có thể bị hao hụt - mặc dù lượng mất đi là khác nhau giữa các loại thực phẩm.
BPA - hóa chất bắt chước estrogen
Tuy nhiên, có một số nguy cơ đi kèm với việc tiêu thụ thực phẩm đóng hộp. Mối lo ngại hàng đầu của các chuyên gia chính là hộp đựng thực phẩm. Nhiều hộp đựng có chứa BPA, một chất có thể ảnh hưởng đến hoóc môn và làm tăng huyết áp, nguy cơ ung thư và dẫn đến các vấn đề hành vi.
Là một hóa chất bắt chước estrogen, BPA đã được sử dụng từ những năm 1960 trong lớp tráng vỏ hộp thực phẩm để giữ kim loại khỏi han gỉ. Vấn đề là chất này thôi nhiễm vào thực phẩm và đồ uống. Mặc dù tác động đầy đủ của BPA vẫn còn chưa rõ và hầu hết các nghiên cứu được thực hiện trên động vật, nhiều bác sĩ và các nhà khoa học lo ngại rằng nó có thể thay đổi hoạt động của các hoóc-môn giới tính estrogen và testosterone trong cơ thể, có thể ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản và não.
Thực sự có bằng chứng là BPA có thể can thiệp vào não và các hệ thống nội tiết tố. Một nghiên cứu năm 2016 trên tạp chí Clinical Endocrinology cho thấy BPA có thể liên quan đến kháng insulin và béo phì ở phụ nữ. Một nghiên cứu năm 2017 ở chuột thấy rằng phơi nhiễm BPA ở mức thấp trong thai kỳ có thể làm thay đổi cách cơ thể xử lý các tín hiệu từ hoóc-môn đói , gây rối loạn khả năng hiểu tín hiệu đói và no của não. Các nghiên cứu khác thậm chí còn liên hệ mức độ phơi nhiễm cao với ung thư vú và các rối loạn chuyển hóa như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất là về phơi nhiễm BPA trong thai kỳ. Ở người, phơi nhiễm BPA khi bào thai đang phát triển có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi (như tăng động và hung hăng), phát triển ngực muộn ở tuổi dậy thì, béo phì, tiểu đường, bệnh tim và thay đổi chức năng gan.
Theo Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường (NIEHS), mặc dù BPA hiện diện ở nhiều nơi, bao gồm chất trám răng, dụng cụ y tế, đồ điện tử tiêu dùng và hóa đơn tính tiền, nguồn phơi nhiễm chính của chúng ta là thực phẩm. Nghiên cứu của trường Johns Hopkins năm 2016 thấy rằng những người chỉ ăn một món thực phẩm đóng hộp một ngày có tăng 24% nồng độ BPA trong nước tiểu so với không ăn thực phẩm đóng hộp; ăn từ hai hộp trở lên làm nồng độ BPA tăng thêm 54%.
Hướng dẫn mới nhất của FDA về BPA, xuất bản năm 2008, đặt giới hạn trần của phơi nhiễm hàng ngày là 50mcg BPA/kg cân nặng cơ thể. Nhưng nhiều chuyên gia nói rằng khuyến nghị đã lỗi thời và cần hạ thấp hơn nhiều. Theo báo cáo từ EPA, một số nghiên cứu trên động vật cho thấy liều dưới 1 mg và thấp chừng 2mcg/kg cân nặng/ngày là đã có thể có những tác động tiêu cực.
FDA cho biết vẫn đang nghiên cứu những nguy cơ cơ và độ an toàn của BPA kể từ khi cấm sử dụng BPA trong bình sữa, cốc uống nước và sữa công thức. Tuy nhiên, vào năm 2014, FDA công bố một tổng kết hơn 300 nghiên cứu kết luận rằng không cần có thay đổi nào đối với các khuyến nghị hiện tại. Nhiều nhóm hoạt động môi trường đang kêu gọi FDA qui đinh giới hạn phơi nhiễm an toàn không quá 1 ppb.
Hiện tại, BPA vẫn phổ biến trong thực phẩm đóng hộp. Báo cáo năm 2016 cho thấy 2/3 số hộp đựng thực phẩm ở Mỹ chứa BPA, và chất này được phát hiện thấy trong nước tiểu của hơn 90% người Mỹ, theo một báo cáo của CDC.
Theo lý thuyết, luôn có thể dễ dàng tránh được tất cả BPA - nhưng không may là điều này gần như không thể thực hiện được trên thực tế. Lời khuyên chung của các chuyên gia đối với các gia đình là mua trái cây tươi và rau quả đông lạnh nếu có thể. Tránh thức ăn đóng hộp và chế biến sẵn. Nghiên cứu cho thấy có thể giảm mức BPA trong cơ thể bằng cách chọn thực phẩm tươi, không chế biến thay cho thực phẩm đóng hộp. Hãy nhớ rằng lượng BPA mà bạn đang phơi nhiễm cũng khác nhau khá nhiều tùy thuộc vào thực phẩm. Năm 2009, Consumer Reports đã thử nghiệm 19 thương hiệu thực phẩm bao gồm súp, nước trái cây, cá ngừ và rau để xác định mức BPA. Những loại tệ nhất là đậu xanh và súp đóng hộp.
Lượng muối cao
Ngoài các nguy cơ tiềm ẩn của BPA, Nhiều thực phẩm đóng hộp cũng có hàm lượng muối cao. Ăn nhiều muối tất nhiên sẽ đi kèm với những tác dụng phụ là chơpngs bụng và giữ nước (mặc dù mối liên quan của nó với huyết áp cao và các hậu quả sức khỏe đáng sợ khác vẫn còn đang tranh cãi). Vì vậy, hãy đọc nhãn dinh dưỡng, so sánh các thương hiệu và chọn không có hoặc có ít muối nếu có thể.
Nếu không có loại ít muối, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên giữ lượng muối là 500mg cho mỗi phần ăn và rửa các thực phẩm đóng hộp như đậu, có thể giảm 405 muối. Và vì cá ngừ chứa một ít thuỷ ngân, nên FDA khuyên nên ăn tối đa ba phần ăn cá ngừ đóng hộp hoặc một phần ăn cá albacore đóng hộp.
Nhưng mặc dù có những nhược điểm của thực phẩm đóng hộp, song đây vẫn là một cách dễ dàng, rẻ tiền để nhận được lượng rau xanh. Tất nhiên là bạn không nên ăn toàn thực phẩm đóng hộp. Nhưng vẫn tốt nếu nó giúp bạn nhận được nhiều hơn những thực phẩm lành mạnh hơn như đậu và rau, đặc biệt là vì ít người trong chúng ta đang ăn đủ các loại thực phẩm này ngay từ đầu.
Nếu bạn thực sự lo ngại về BPA, hãy tìm các loại hộp không chứa BPA nếu có thể, hoặc tránh hoàn toàn thực phẩm đóng hộp. (Thậm chí hộp không BPA cũng vẫn thôi nhiễm lượng BPA thấp vào thực phẩm, nhưng ít hơn nhiều so với các lựa chọn khác - từ 20 ppb trong cá ngừ đến 1 ppb trong đậu rang). Hãy kiểm tra nhãn để xem bao bì đựng thực phẩm có chứa BPA hay không.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Những thực phẩm tuyệt đối không để trong tủ lạnh (17/1/2018)
- Mách bạn cách chọn mứt Tết an toàn (16/1/2018)
- Cảnh giác thực phẩm nấm mốc trong thời tiết lạnh ẩm miền Bắc (13/1/2018)
- 5 loại rau không nên nấu chín (9/1/2018)
- Những dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị dị ứng thực phẩm nhưng lại không hay biết (3/1/2018)
- Uống bao nhiêu bia rượu là an toàn để không hại gan? (30/12/2017)
- Đi chợ mà mua những rau củ kiểu này thì chỉ có rước họa về nhà, rước bệnh vào người (14/12/2017)
- 7 món ăn tuyệt đối không nấu lại nhiều lần nếu không sẽ bị ngộ độc (11/12/2017)
- Nên ăn hàu sống hay chín? (11/12/2017)
- Cách sử dụng túi nilon bảo quản thức ăn trong tủ lạnh tránh bệnh tật (28/11/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều