Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Phòng trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh sán dây chó

Cập nhật: 12/3/2014 | 8:35:30 PM

Trẻ nhỏ thường tiếp xúc lê la, chơi đùa với chó nên rất dễ có nguy cơ bị nhiễm sán dây chó ngoài giun đũa chó, giun móc chó hay gặp. Vì vậy cũng cần quan tâm việc phòng bệnh sán dây chó cho trẻ nhỏ.

Chu kỳ phát triển của sán dây chó (ảnh internet)
Chu kỳ phát triển của sán dây chó (ảnh internet)

Sán dây chó ký sinh trong cơ thể chúng có tên khoa học là Diphylidium caninum. Sán dây trưởng thành có kích thước dài từ 15 đến 70cm, gồm khoảng 60 đến 175 đốt. Chúng có hai lỗ sinh dục đối xứng ở hai bên đốt sán trưởng thành. Những đốt sán già có khả năng rụng từ 2 đến 3 đốt và tự động bò ra ngoài hậu môn của chó hoặc theo phân chó thải ra ngoài. Trứng sán dây chó từ các đốt sán già thường phát tán ra môi trường ngoại cảnh ở bên ngoài.

Vật chủ chính của sán dây này là chó; cũng có thể là mèo và các loại động vật ăn thịt sống hoang dại. Con người là vật chủ ngẫu nhiên. Vật chủ trung gian là các loài bọ chét chó và rận chó. Thường ấu trùng sán dây chó phát triển ở dạ dày của bọ chét trưởng thành, khi chó nuốt phải bọ chét có mang ấu trùng sán dây chó, ấu trùng sán sẽ được giải phóng ra và xâm nhập ký sinh ở ruột non; sau đó phát triển thành sán trưởng thành ký sinh tại đây trong thời gian khoảng 20 ngày. Tuy loại sán dây chó thường ký sinh và gây bệnh cho chó nhưng trên thực tế các nhà khoa học đã thông báo có hàng trăm người bị mắc bệnh này được ghi nhận; hầu hết là đối tượng trẻ em dưới 8 tuổi do nguyên nhân hay lê la, chơi đùa với chó và ngẫu nhiên nuốt phải bọ chét chó, rận chó có mang ấu trùng sán vào cơ thể.

Nếu chó bị nhiễm sán dây, thường chúng không có biểu hiện triệu chứng bệnh lý rõ, trừ các trường hợp bị nhiễm sán nặng. Đối với trẻ nhỏ bị nhiễm sán dây chó, triệu chứng lâm sàng hay gặp là đau bụng, đi tiêu chảy nhiều lần giống bệnh tả. Khi theo dõi, phát hiện được trẻ nhỏ mắc bệnh sán dây chó, có thể điều trị bằng thuốc quinacrine theo chỉ định của bác sĩ. Việc phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; không để trẻ nhỏ lê la, chơi đùa với chó bị nhiễm bệnh. Nếu trong nhà có nuôi chó và chúng có điều kiện gần gủi, tiếp xúc với trẻ nhỏ; nên mời thú y đến thăm khám, định kỳ tổ chức tẩy sán dây, giun đũa, giun móc... cho chó nuôi để phòng lây nhiễm.

(Nguồn: dantri.com.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014