Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Bác sĩ 'lười' rửa tay

Cập nhật: 3/10/2012 | 7:25:34 AM

Rửa tay là nhiệm vụ số một của chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn của thế giới cũng như Việt Nam. Nếu làm tốt sẽ giảm 50% nhiễm khuẩn bệnh viện, tuy nhiên tỷ lệ nhân viên y tế rửa tay mới chỉ đạt 40-50%.

Thông tin được giáo sư Trần Quỵ, Chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội cho biết tại hội nghị triển khai kế hoạch quốc gia về kiểm soát nhiễm khuẩn ở các bệnh viện, tổ chức tại Hà Nội sáng 2/10.

Nhiễm khuẩn bệnh viện là vấn đề nan giải cả ở những nước phát triển. Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại Việt Nam là 8%. Hầu hết việc lây truyền bệnh là qua trung gian bàn tay. Vì thế, một trong những khuyến cáo quan trọng nhằm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là thực hành rửa tay khi chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế ở nước ta vẫn còn thấp.

Một nghiên cứu của 2 tác giả Đặng Thị Vân Trang và Lê Thị Anh Thư tại một bệnh viện ở TP HCM cho thấy, trong số hơn 3.000 cơ hội rửa tay được quan sát thì tỷ lệ tuân thủ rửa tay trung bình là gần 26%. Tỷ lệ tuân thủ cao nhất là ở khoa hồi sức cấp cứu 36%.

Với những bệnh nhân thở máy dài ngày, nguy cơ bị viêm phổi bệnh viện là rất lớn. Ảnh minh họa: P.N.

Cũng theo nghiên cứu này, chỉ có 17% rửa tay trước khi tiếp xúc với bệnh nhân. Điều này cho thấy rằng nhân viên y tế chỉ chú ý rửa tay ở những tình huống quan trọng khi nguy cơ lây nhiễm rõ ràng và bỏ qua việc rửa tay trong những tình huống khi nguy cơ không rõ ràng (trước khi tiếp xúc bệnh nhân và sau sờ môi trường xung quanh bệnh nhân).

Thạc sĩ Phạm Đức Mục, Phó Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, chia sẻ cán bộ y tế nào cũng thấy rửa tay là quan trọng nhưng khi làm thì chưa tốt vì ngại. Điều kiện để họ rửa tay cũng thiếu, chỗ không tiện... Tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), chỉ trong buổi sáng nhân viên y tế có thể lấy vài trăm mẫu máu tĩnh mạch. Nếu cứ lấy cho một bệnh sau lại tháo thay găng thì sẽ rất mất thời gian, chưa kể tốn kém.

Theo giáo sư Trần Quỵ, hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện rất lớn: Tăng tỷ lệ bệnh nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị (đáng nhẽ nằm điều trị một tuần thì nay 2-3 tuần), kéo theo đó là chi phí tốn kém hơn. Ngoài ra, tỷ lệ biến chứng do nhiễm khuẩn cũng tăng lên, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn.

"Nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tỷ lệ kháng kháng sinh vì các vi khuẩn trong bệnh viện thường kháng kháng sinh, khó điều trị. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kháng cao gấp 2-3 lần so với các vi khuẩn ở cộng đồng", giáo sư Quỵ nhấn mạnh.

4 bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp là: viêm phổi do dùng máy thở lâu ngày, nhiễm khuẩn đường tiết niêu vì đặt xông, thông tiểu, vệ sinh không tốt, nhiễm khuần vết mổ do quá trình vô trùng không tốt, gây mủ, lâu lành. Nguy hiểm nhất là nhiễm khuẩn huyết, vi khuẩn xâm nhập vào máu.

Theo các chuyên gia, để kiểm soát được tình trạng này, các bệnh viện cần củng cố hệ thống tổ chức, sử dụng kháng sinh phải theo phác đồ. Bác sĩ không nên lạm dụng trừ trường hợp phải dùng, trong phẫu thuật thì nên dùng một liều kháng sinh duy nhất dự phòng, không dùng liên miên, không nhiễm khuẩn cũng dùng...

Việc rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn cũng rất quan trọng. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo 5 thời điểm cần rửa tay: Trước khi tiếp xúc bệnh nhân, trước khi làm thao tác cần vô khuẩn, sau khi tiếp xúc bệnh nhân, sau khi có nguy cơ tiếp xúc với máu, dịch tiết bệnh nhân.


(Nguồn: vnexpress.net)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014