Các căn bệnh khiến người nhiễm Covid-19 tăng nguy cơ trở nặng
Cập nhật: 25/2/2022 | 8:03:02 AM
Vào tháng 2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã cập nhật danh sách các bệnh nền làm tăng nguy cơ trở nặng khi nhiễm Covid-19.
Cơ quan y tế của Mỹ khuyến cáo những người có nhiều khả năng mắc Covid-19 nghiêm trọng cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp như chủng ngừa, tiêm nhắc lại để tăng miễn dịch.
Ngoài ra, một số người bị suy giảm miễn dịch có thể đủ điều kiện để tiêm mũi 4. Theo CDC Mỹ, những đối tượng mắc các bệnh sau thuộc nhóm nguy cơ cao:
Ung thư
Mắc các loại ung thư dễ khiến cho người nhiễm Covid-19 bị bệnh nặng. Một số phương pháp điều trị ung thư cũng làm suy yếu khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể.
Ảnh minh họa
Bệnh thận mạn tính
Bệnh thận mạn tính ở bất kỳ giai đoạn nào cũng có thể trầm trọng hơn do Covid-19. Các bệnh về thận khiến máu không thể lọc chất độc đúng cách, gây ra những tổn thương lâu dài. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thận là người bị tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim và tiền sử gia đình bị suy thận.
Bệnh gan mạn tính
Đây là nhóm gồm bệnh gan liên quan đến rượu, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, viêm gan tự miễn và xơ gan.
Bệnh phổi mạn tính
Người nhiễm Covid-19 dễ trở nặng nghiêm trọng nếu bị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loạn sản phế quản phổi, thuyên tắc phổi, tăng áp động mạch phổi…
Mắc bệnh liên quan thần kinh
Các tình trạng bệnh thần kinh như sa sút trí tuệ, động kinh, bại não và tự kỷ có thể khiến người bệnh Covid-19 đối mặt với nguy hiểm.
Bệnh tim
Suy tim, bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, tăng huyết áp là các yếu tố nguy cơ của người nhiễm Covid-19.
Sức khỏe tâm thần
Rối loạn tâm trạng, bao gồm trầm cảm, rối loạn phổ tâm thần phân liệt có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của Covid-19.
Hiện tại, số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ đang trên đà giảm mạnh còn khoảng 80.000 ca/ngày, chưa bằng 1/10 so với đỉnh dịch cách đây hơn 1 tháng.
Số ca nhập viện giảm chậm với mức 80.000 ca/tuần so với gần 150.000 ca/tuần vào cuối tháng 1.
Trong cả đại dịch Covid-19, Mỹ có 78,6 triệu ca Covid-19, số tử vong là 940.000 người.
(Nguồn: vietnamnet.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Hướng dẫn mới điều trị trẻ mắc Covid-19, các yếu tố nhận biết bệnh trở nặng (24/2/2022)
- Người nhiễm Omicron có biểu hiện đặc trưng nào? (24/2/2022)
- Cách xử trí triệu chứng sốt khi mắc Covid-19 (23/2/2022)
- 11 dấu hiệu F0 điều trị tại nhà cần lưu ý để được xử trí cấp cứu kịp thời (22/2/2022)
- Trẻ em đã mắc Covid-19 và khỏi bệnh có cần tiêm vắc xin Covid-19 không? (17/2/2022)
- 5 bước cần thực hiện khi là F0 điều trị tại nhà (17/2/2022)
- 4 mẹo để bệnh nhân hậu Covid-19 thoát khỏi tình trạng stress, mất ngủ (16/2/2022)
- Omicron tồn tại trên bề mặt nhựa và da người lâu hơn các biến thể khác (9/2/2022)
- Đừng đánh giá thấp Omicron, đặc biệt nếu bạn chưa tiêm phòng COVID-19 (26/1/2022)
- 4 yếu tố dự đoán nguy cơ bị Covid-19 kéo dài (24/1/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều