Cách giảm nguy cơ siêu lây nhiễm Covid-19 khi không ai đeo khẩu trang
Cập nhật: 25/4/2022 | 8:57:41 AM
Sử dụng hệ thống thông gió, khử khuẩn liên tục làm mới không khí trong nhà sẽ đảm bảo sức khỏe cho khách tham gia tiệc đông người.
Ở mọi giai đoạn của đại dịch, một số lượng lớn ca Covid-19 bắt nguồn từ các cuộc tụ họp, còn được gọi là sự kiện siêu lây nhiễm. Sau bữa tối Gridiron ở Washington (Mỹ) vào tháng 4, hơn 70 người có kết quả dương tính, bao gồm cả các thành viên chính phủ.
Một số chuyên gia sức khỏe cộng đồng cho rằng tham gia những sự kiện này là cách sống chung với Covid-19. Các ca bệnh chỉ có triệu chứng nhẹ nhưng không ai ghi nhận, có sự lây nhiễm Covid-19 sang cho những người không dự tiệc hay chưa.
Không gian trong nhà là môi trường dễ lây lan Covid-19. Ảnh minh họa: SHRM
Có một cách tốt hơn để tổ chức các sự kiện trong nhà mà không cần đeo khẩu trang, không dựa vào xét nghiệm nhanh.
Việc áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát lây nhiễm vào các cá nhân như vậy không ngăn chặn hiệu quả quá trình lây lan. Thay vào đó, chủ sở hữu tòa nhà có thể làm cho môi trường trong nhà an toàn hơn bằng cách khử trùng không khí. Một trong những công nghệ tốt nhất để làm điều đó - tia cực tím diệt khuẩn - đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ và hiện có thể sử dụng một cách an toàn.
Gần đây, Chính phủ Mỹ coi việc cải thiện chất lượng không khí trong nhà là yếu tố quan trọng để ngăn chặn đại dịch. Không khí sạch được đưa vào phòng hoặc làm sạch không khí đã có trong phòng. Các biện pháp bao gồm thông gió, lọc không khí và khử trùng không khí. Cách làm cuối cùng mạnh nhất nhưng ít được sử dụng nhất.
Nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua không khí như Covid-19, sởi, lao, cúm, phần lớn phụ thuộc vào số lượng virus, vi khuẩn trong không khí chúng ta hít thở. Số lượng virus trong nhà được kiểm soát bởi hai yếu tố: tốc độ thở ra của người nhiễm bệnh và tốc độ loại bỏ virus lây nhiễm ra khỏi không khí.
Ở một số tòa nhà lớn ở Mỹ, sau 2 giờ, không khí lại được làm mới, loại bỏ hơn một nửa số virus sau 30 phút. Ở bệnh viện, không khí được lọc 6 lần/giờ, giúp nửa số virus biến mất sau 10 phút.
Giải pháp này tốt nhưng có một số khó khăn như tốn nhiều năng lượng, đắt tiền và ồn ào. Một người có khả năng lây nhiễm cao có thể thải lượng virus vào không khí để lây nhiễm cho hơn 16 người mỗi phút hoặc hơn 900 người mỗi giờ.
Omicron hiện có thể đang tiến gần đến khả năng lây nhiễm của sởi. Một người có khả năng lây nhiễm cao có thể thở ra đủ virus sởi để lây cho 93 người/phút, hoặc hơn 5.500 người mỗi giờ. Việc loại bỏ một nửa số lượng virus đó cứ sau 10 phút có thể áp dụng cho các sự kiện nhỏ, nhưng không đủ để ngăn chặn chúng trong các cuộc tụ tập đông người trong nhà.
Do đó, các nhà khoa học tính tới giải pháp khử trùng không khí bằng tia cực tím diệt khuẩn (GUV).
GUV có thể dễ dàng và âm thầm tiêu diệt một nửa số virus trôi nổi trong nhà cứ sau hai phút. Phương pháp này được thử nghiệm từ những năm 1930 bằng cách sử dụng một số công nghệ tương tự trong các thiết bị chiếu sáng huỳnh quang. GUV thường được dùng trong khu phòng chống lao, cũng như một số hệ thống bệnh viện lớn.
Có ba loại tia cực tím: UVA, UVB và UVC. GUV sử dụng tia UVC, không giống như tia UVA và UVB trong ánh sáng mặt trời, không gây ung thư da. Công nghệ GUV thông thường có thể gây kích ứng mắt tạm thời và do đó được lắp trên trần cao.
Các công nghệ GUV mới hơn, có bán trên thị trường, an toàn hơn cho da và không gây kích ứng mắt. Do đó, sản phẩm có thể sử dụng an toàn ở các khu vực thấp hơn và khử trùng không khí giữa những người ngồi quanh bàn ăn.
Một rào cản lớn đối với việc sử dụng rộng rãi công nghệ GUV là cần được cài đặt chuyên nghiệp. Tuy nhiên, chi phí lắp đặt thường thấp hơn so với việc nâng cấp hệ thống thông gió. GUV cũng khử trùng không khí nhanh hơn và tốn ít điện hơn.
(Nguồn: vietnamnet.vn)
- Kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch năm 2024 (30/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua Đèn mổ di động (Đèn mổ treo tường) (29/10/2024)
- Tập huấn điều trị, chăm sóc HIV/AIDS và quản lý thuốc kháng HIV (29/10/2024)
- Tập huấn kiến thức Nha học đường năm 2024 (25/10/2024)
- Kế hoạch sửa chữa, thay thế mới linh kiện, thiết bị máy tính văn phòng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/10/2024)
- Hội nghị tham vấn về hoạt động Dự án USAID tăng cường năng lực địa phương trong dự phòng, giám sát và đáp ứng dịch bệnh tại Quảng Ninh (24/10/2024)
- Chi bộ Phòng chống HIV/AIDS Bệnh không lây nhiễm tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý IV (24/10/2024)
- CDC Quảng Ninh giám sát công tác triển khai tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2024 (24/10/2024)
- Thắc mắc thường gặp về sốt xuất huyết (25/4/2022)
- Dấu hiệu ung thư phổi ở người không hút thuốc (12/4/2022)
- Nguy cơ tái nhiễm Omicron (28/3/2022)
- Dấu hiệu cảnh báo di chứng Covid (28/3/2022)
- 10 biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ hậu COVID (28/3/2022)
- Tiêm chủng ngừa COVID-19 không làm tăng nguy cơ biến chứng thai kỳ (25/3/2022)
- Chuyên gia WHO nêu cách xác định triệu chứng hậu COVID-19 (15/3/2022)
- Làm thế nào để tạo ra nhiều kháng thể sau tiêm phòng vaccine COVID-19? (15/3/2022)
- Rối loạn thần kinh thực vật hậu Covid-19 (9/3/2022)
- Các triệu chứng phổ biến nhất của Omicron hiện nay (8/3/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều