Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Cách nào “xử lý” các “thủ phạm” gây đau lưng?

Cập nhật: 10/11/2014 | 11:41:48 AM

Có khoảng 80% trường hợp bị đau lưng lần đầu không rõ nguyên nhân. Có trên 50% bệnh nhân đau lưng khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng trở lên; từ 5-10% bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng cấp chuyển thành mạn tính.

Nguyên nhân bệnh đau
lưng – đau thần kinh tọa

Nguyên nhân bệnh đau lưng – đau thần kinh tọa

Các nguyên nhân bệnh đau lưng thì nhiều, nhưng có thể phân làm 3 loại chính

1. Nguyên nhân do xương khớp bị tổn thương: Đau lưng do thận hư, phong thấp, viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, khớp bị lão hóa, thoái hóa đĩa đệm cột sống, xoắn vặn vùng giãn đốt sống, chứng gù vẹo cột sống, gãy xương, loãng xương, trượt đốt sống, hẹp ống sống hoặc đĩa đệm bị xô lệch, khe đốt sống bị hẹp lại… đều có thể sinh đau lưng.

2. Nguyên nhân do quá trình hoạt động: Bệnh đau lưng ở người trẻ tuổi như là do mải mê chơi games, do để lưng làm việc lâu trong tư thế không đúng. Nhiều người đau lưng do va chạm, nằm ngồi, bê, khiêng vác, làm việc với máy tính, ngủ sai tư thế, lao động bị sai tư thế nghiêm trọng hoặc do chấn thương cột sống lưng đột ngột… khiến các dây chằng và mô mềm vùng thắt lưng bị giãn và cơn đau xuất hiện.

3. Nguyên nhân do di truyền: Nếu bố mẹ có cấu trúc xương cột sống vùng lưng yếu thì con cũng rất dễ bị mắc bệnh.

Hậu quả bệnh đau lưng
– đau thần kinh tọa

Hậu quả bệnh đau lưng – đau thần kinh tọa

Sau khi bệnh đau lưng diễn ra, bệnh sẽ gây nên các hậu quả ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Suy giảm khả năng lao động và vận động trong sinh hoạt của bệnh nhân. Ngoài những cơn đau nhức thường ngày, nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị teo cơ, teo chân thậm chí còn có thể bị tàn phế suốt đời.

Cách điều trị bệnh đau lưng – đau thần kinh tọa

Trong trường hợp bạn bị hành hạ bởi các cơn đau rất nặng và liên tục, bạn nên đến gặp các chuyên gia bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân, đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất và kịp thời giúp bạn giảm đau, phục hồi nhanh nhất có thể.

Ngoài ra, bạn cần chú ý

- Bổ sung lượng canxi cần thiết hàng ngày.

- Hấp thụ đủ lượng axit folic có trong rau quả, trái cây.

- Uống thật nhiều nước giữ cho cơ thể không bị khô.

- Rèn luyện thực hiện các tư thế chính xác.

- Tìm hiểu và tập luyện các bài tập, kỹ thuật thở giúp thư giãn cơ hoành.

- Khi công việc đòi hỏi phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, cần tận dụng tối đa cơ hội di chuyển, thay đổi tư thế và khởi động lưng, chân, tay.

- Ngủ trên loại đệm phù hợp, có lợi cho lưng.

- Khi ngủ nên đặt gối ở dưới đầu gối nếu nằm ngửa, kẹp giữa hai chân nếu nằm nghiêng để hỗ trợ cho lưng và tuyệt đối không nên nằm sấp.

- Không hoạt động quá sức hoặc căng lưng giữa không cần thiết.

- Dừng ngay các hoạt động thân thể gây nhiều tác động lên lưng, đặc biệt là sau những tuần đầu điều trị.

- Thực hiện các bài tập luyện kéo giãn để tăng cường sức mạnh và thả lỏng khớp lưng giữa.

- Phương pháp trị liệu phản xạ khá công hiệu trong việc giảm đau lưng, ngoài ra xoa bóp và châm cứu cũng là giải pháp tốt.

(Nguồn: suckhoedoisong.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014