Lý do vắc xin Pfizer ít tác dụng phụ hơn
Cập nhật: 10/9/2021 | 7:14:31 AM
Vắc xin của Pfizer có liều lượng hoạt chất thấp hơn nhiều so với Moderna để giảm thiểu tác dụng phụ.
Các nhà khoa học hàng đầu của hãng dược phẩm Pfizer đã sử dụng liều lượng hoạt chất trong vắc xin Covid-19 thấp hơn liều lượng trong vắc xin Moderna.
Ảnh minh họa: Iamexpat
Vắc xin Covid-19 của Pfizer có 30mcg mRNA, trong khi vắc xin của Moderna có 100mcg. Giới chuyên môn đã suy đoán rằng đây có thể là một lý do khiến vắc xin của Pfizer tạo ra phản ứng kháng thể thấp hơn so với Moderna trong các nghiên cứu gần đây.
Philip Dormitzer, Giám đốc khoa học của Pfizer, giải thích, Pfizer và BioNTech đã sử dụng mức liều tối thiểu nhưng vẫn có được phản ứng miễn dịch mạnh hơn khi nhiễm Covid-19.
Ông Dormitzer nói thêm, liều cao hơn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), vắc xin Covid-19 của Pfizer và Moderna gây ra các phản ứng phụ tương tự. Hai loại vắc xin sản xuất theo công nghệ mRNA có thể khiến người được tiêm bị đau cánh tay, mẩn đỏ, đau cơ, mệt mỏi, sốt nhẹ.
Theo CDC, một phản ứng phụ cực hiếm của vắc xin mRNA là viêm cơ tim có thể khắc phục nhanh chóng.
Các bác sĩ cũng ghi nhận hiện tượng “cánh tay Moderna” là một vết phát ban đỏ xuất hiện sau khi tiêm vắc xin nhưng sẽ tự biến mất.
Mỹ đã tiêm hơn 214 triệu liều Pfizer và 147 triệu liều Moderna.
Vắc xin Moderna tăng cường kháng thể cao hơn Pfizer
Theo nghiên cứu với 1.600 nhân viên y tế Bỉ được công bố trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ vào ngày 30/8, vắc xin Moderna tạo ra lượng kháng thể gấp đôi Pfizer ở thời điểm từ 6 đến 10 tuần sau khi tiêm chủng.
Các tác giả cho biết nồng độ mRNA cao hơn trong vắc xin Moderna và khoảng cách giữa các liều dài hơn có thể giải thích sự khác biệt này.
Một nghiên cứu từ Đại học Virginia đăng trên tạp chí JAMA vào ngày 2/9 nhận định không có sự khác biệt về phản ứng kháng thể giữa các nhóm tuổi với vắc xin Moderna. Trong khi đó, phản ứng kháng thể thấp hơn ở những người từ 50 tuổi trở lên với Pfizer. Các nhà nghiên cứu nói rằng sự khác biệt có thể liên quan đến số lượng mRNA trong vắc xin.
Phản ứng kháng thể chỉ là một khía cạnh của hệ miễn dịch và mức kháng thể cần thiết để bảo vệ chống lại Covid-19 chưa được xác định.
Khả năng bảo vệ của vắc xin cũng phụ thuộc vào việc phản ứng của kháng thể có thay đổi theo thời gian hay không. Nghiên cứu gần đây của Đại học Oxford cho thấy, trong 4 tháng, vắc xin của Pfizer và AstraZeneca tạo ra lượng kháng thể không đổi. Sau đó, nồng độ kháng thể từ vắc xin của Pfizer đã giảm đi, trong khi chỉ số này của AstraZeneca vẫn giữ nguyên.
Theo dữ liệu thực tế ở Canada vào đầu năm nay, sau một liều, vắc xin của Pfizer có hiệu quả 56% đối với Covid-19 có triệu chứng do biến thể Delta gây ra, trong khi chỉ số này của Moderna là 72%.
Các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả, bao gồm việc vắc xin Pfizer thường được tiêm cho người lớn tuổi, đối tượng có xu hướng tạo ra phản ứng miễn dịch yếu hơn.
(Nguồn: vietnamnet.vn)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ siêu âm (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Dịch vụ thuê máy X-Quang KST tổng quát (đã bao gồm buồng chụp X-Quang chuyên dụng) (20/11/2024)
- 10 việc cần làm và cần tránh trước khi tiêm vắc xin COVID-19 (8/9/2021)
- 4 lời khuyên hữu ích để chăm sóc sức khỏe sau khi tiêm vaccine COVID-19 (8/9/2021)
- Các triệu chứng Covid-19 có thể kéo dài mãi mãi (8/9/2021)
- Người đã tiêm vaccine cần chuẩn bị thêm gì để phòng dịch hiệu quả? (2/9/2021)
- Cách để không lây nhiễm SARS-CoV-2 khi sống cùng F0 (2/9/2021)
- Khả năng chống lại biến thể Delta của vắc xin như thế nào? (2/9/2021)
- Bộ Y tế: F0 không được tiếp xúc với vật nuôi trong nhà (31/8/2021)
- Tránh lây nhiễm khi đi tiêm vaccine như thế nào? (31/8/2021)
- Biến thể Delta nguy hiểm đến thế nào? (30/8/2021)
- Tiêm vaccine COVID-19?: Người cao tuổi và có bệnh nền cần lưu ý gì? (30/8/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều