Những chú ý nếu cần làm các xét nghiệm
Cập nhật: 20/11/2019 | 10:12:00 AM
Khi làm các xét nghiệm, để đảm bảo có được kết quả tốt, người bệnh rất cần tuân thủ theo những điều sau
Hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng lên rất cao nên có khá nhiều người đã đến các phòng mạch để tổng kiểm tra cơ thể bằng nhiều loại xét nghiệm. Bên cạnh đó, việc các cơ sở y tế kể cả công và tư đều “rất tích cực” chỉ định các xét nghiệm đã làm cho nhiều người “bị động” khi được làm xét nghiệm.
Các xét nghiệm liên quan đến sinh hóa máu hoặc X-quang, siêu âm không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác tình trạng cơ thể nếu trước khi xét nghiệm hoặc làm các kỹ thuật chụp, chiếu, thăm dò mà không có sự chuẩn bị trước.
Không nên uống thuốc trước khi đi xét nghiệm: có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4 - 6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy. Do sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng lên rất cao, nếu tiến hành xét nghiệm, kết quả thu được sẽ không chính xác.
Không chỉ nhịn đói, người làm xét nghiệm cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, cà phê...) vài giờ trước khi lấy máu để có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ xét nghiệm máu nào cũng cần nhịn đói. Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm: bệnh liên quan đường và mỡ (đái tháo đường), bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL...), bệnh về gan mật. Còn lại những xét nghiệm bệnh khác (khoảng 300 xét nghiệm) như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)... không cần để bụng đói.
Không nên dùng thuốc vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Nếu đang dùng loại thuốc gì phải thông báo cho thầy thuốc.
Thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng |
Đối với các xét nghiệm máu: thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng. Nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.
Đối với các xét nghiệm chất thải của cơ thể cần phải chuẩn bị chu đáo về dụng cụ đựng bệnh phẩm và cách lấy bệnh phẩm. Trước khi làm xét nghiệm nước tiểu cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài thật sạch sẽ với nước máy, không dùng chất tẩy rửa có tính kiềm hoặc acid để thụt rửa vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Cách lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm: đi một chút nước tiểu, sau đó mới lấy phần nước tiểu giữa dòng vào ống đựng vô khuẩn do nhân viên y tế chuẩn bị trước và gửi đi làm xét nghiệm. Xét nghiệm phân phải được chuẩn bị trước về tâm lý cũng như dụng cụ đựng bệnh phẩm. Nhân viên y tế cần hướng dẫn người bệnh lấy mẫu phân ở những chỗ có nhầy, máu, lỏng…
Xét nghiệm tế bào cổ tử cung: nhằm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này chỉ dành cho những phụ nữ đã có quan hệ tình dục rồi. Không làm xét nghiệm này khi người bệnh đang có hành kinh hoặc đang có ra máu âm đạo. Với những người đang có viêm nhiễm hoặc đang đặt thuốc điều trị viêm âm đạo nếu cần thiết phải làm XN có thể trì hoãn làm xét nghiệm này sau lần sạch kinh của tháng tới. Không làm XN này cho người có thai hoặc chưa có quan hệ tình dục.
Ngày làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung tốt nhất là ngày thứ 15 sau ngày hành kinh đầu tiên hoặc sau khi sạch kinh từ 7 - 10 ngày.
Đối với chụp X-quang và siêu âm: khi siêu âm ổ bụng nên nhịn ăn ít nhất 4 tiếng trước khi làm siêu âm. Siêu âm phần phụ (ở nữ giới) hoặc tiền liệt tuyến (ở nam giới), cần uống nhiều nước để có bàng quang đầy, có cảm giác buồn tiểu tiện trước khi làm siêu âm. Không chụp X-quang nếu phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Sôi nổi hội thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại thuốc lá trong trường học tại thành phố Cẩm Phả năm 2024 (29/11/2024)
- Nhu cầu sửa chữa, vệ sinh và sơn trần sảnh ngoài tầng 1 tại Trung tâm (29/11/2024)
- Nhu cầu cung cấp vật tư, lắp đặt tủ trưng bày (29/11/2024)
- Hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập (28/11/2024)
- Họp bàn xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn tập liên ngành Y tế Thú y điều tra, xử lý ổ dịch dại tại Quảng Ninh (27/11/2024)
- Bộ Y tế quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá (26/11/2024)
- Nhu cầu bảo dưỡng, tháo, lắp đặt điều hoà (26/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (26/11/2024)
- Cần hiểu đúng để phòng tránh bệnh cúm (17/11/2019)
- Ô nhiễm không khí và các bệnh lý đường hô hấp (12/11/2019)
- Cảnh giác ảnh hưởng tâm thần khi dùng thuốc kháng sinh (11/11/2019)
- 6 loại thuốc bác sĩ nhi khuyên các bà mẹ nên có trong nhà (10/11/2019)
- Nấm da chân - chớ xem thường (7/11/2019)
- Vì sao số người chết do sốt xuất huyết tăng 5 lần? (7/11/2019)
- Chất phóng xạ trong thuốc lá: Mối nguy hiểm với cả người không ngửi khói thuốc (7/11/2019)
- Tập luyện thể lực khi trời lạnh: Cân nhắc các giải pháp phù hợp (5/11/2019)
- hời tiết giao mùa - Phòng ngừa bệnh cúm (4/11/2019)
- Bạn cần làm ngay những điều này khi bị cúm (2/11/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều