Những đối tượng nào phải trì hoãn tiêm chủng?
Cập nhật: 11/8/2021 | 4:36:20 PM
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhóm các đối tượng trì hoãn tiêm chủng gồm:
- Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.
- Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù, …
- Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
- Đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng.
- Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Như vậy, với quy định này, bạn thuộc đối tượng trì hoãn tiêm chủng. Bạn cần tuân thủ 5K để giảm nguy cơ mắc Covid-19. Bạn sẽ được sắp xếp tiêm chủng trong thời gian sớm nhất khi có đủ điều kiện.
Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng ở các địa phương, đặc biệt là tại TPHCM.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đưa ra hướng dẫn mới nhất với những người có tiền sử dị ứng, mắc bệnh nền điều trị ổn định, trên 65 tuổi... thay vì bắt buộc tiêm tại các bệnh viện, cơ sở điều trị thì nay có thể tiêm ở điểm lưu động và cố định.
Nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng gồm:
- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định.
- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.
- Người trên 65 tuổi.
- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
- Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg; Nhịp thở > 25 lần/phút và/hoặc SpO2 < 94% (nếu có).
Tại công văn 6202 Bộ trưởng Bộ Y tế vừa ký ban hành yêu cầu các địa phương cần đẩy nhanh tốc độ bao phủ tiêm chủng, Bộ trưởng nhấn mạnh các địa phương tổ chức tiêm chủng cho tất cả các trường hợp từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn; ưu tiên tiêm chủng cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền theo Nghị quyết 21 của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 3355 của Bộ Y tế.
Đến nay, Việt Nam đã tiêm tổng 9.405.819 liều, trong đó tiêm một mũi là 8.460.013 liều, tiêm mũi 2 là 945.806 liều.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ siêu âm (20/11/2024)
- Khi cách ly F0 tại nhà, cần chuẩn bị những thuốc gì? (11/8/2021)
- Lý do không nên hút thuốc lá sau khi tiêm vắc xin Covid-19 (11/8/2021)
- ’Không thu bất kỳ chi phí nào liên quan tiêm vaccine Covid-19’ (10/8/2021)
- Những loại thuốc cần thiết phải có tại nhà đối với F0 chưa kịp đưa đến bệnh viện (10/8/2021)
- Những ai có thể bị dị ứng vaccine Covid-19? (5/8/2021)
- 12 dấu hiệu cảnh báo cơ thể nhiễm SARS-CoV-2 (2/8/2021)
- 30% tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine COVID-19 là do “lo lắng thái quá” (29/7/2021)
- Hướng dẫn đăng ký online tiêm vaccine COVID-19 (28/7/2021)
- Những việc cần làm khi gia đình có người là F1 (26/7/2021)
- 8 điều F0 cần làm khi cách ly tại nhà (25/7/2021)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều