Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Trầm cảm ở bệnh nhân ung thư

Cập nhật: 3/9/2012 | 8:27:33 PM

Những biểu hiện trầm cảm chiếm khoảng 85% số bệnh nhân ung thư. Ngày nay, hầu hết các bác sĩ đều thừa nhận tình trạng trầm cảm trong ung thư khiến bệnh cảnh lâm sàng của bệnh phức tạp hơn, tăng nguy cơ tử vong của các bệnh nhân này.

Ung thư là một bệnh nặng, gặp trong hầu hết các cơ quan của cơ thể. Đây là nguyên nhân gây tử vong thứ ba, sau bệnh tim mạch và chấn thương. Có những ung thư tiến triển rất nhanh, khiến bệnh nhân tử vong sau vài tháng, nhưng cũng có những ung thư khác lại lành hơn, bệnh nhân có thể sống nhiều năm nếu được điều trị tốt.

Tình trạng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư do nhiều nguyên nhân như: do khối ung thư gây ra, do chấn thương tâm lý, do các biện pháp điều trị ung thư như hóa chất, tia xạ...

Các triệu chứng thường gặp

Khí sắc giảm: Nét mặt của bệnh nhân rất đơn điệu, thường được giải thích là do buồn rầu vì mắc ung thư một bộ phận nào đó trong cơ thể.

Mất hứng thú và sở thích: Bệnh nhân mất hết các sở thích vốn có của mình, với họ cuộc đời còn là những tháng ngày thật nặng nề, vô vị.

 85% bệnh nhân ung thư bị trầm cảm.

Mệt mỏi, mất năng lượng:

Bệnh nhân luôn than phiền mệt mỏi suốt cả ngày. Mệt mỏi của bệnh nhân được giải thích là do sự phát triển của khối u ác tính, do bệnh nhân ăn uống kém, mất ngủ, do dùng thuốc chống ung thư, do chạy tia xạ... và do trầm cảm gây ra.

Chán ăn: Bệnh nhân thường ăn ít, ăn mất ngon và sút cân. Chính triệu chứng sút cân làm tăng nguy cơ tử vong của bệnh nhân ung thư.

Mất ngủ: Bệnh nhân khó vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa chừng, ngủ dậy sớm (khoảng 2 - 3 giờ sáng) mà không ngủ lại được. Nhiều bệnh nhân mất ngủ hoàn toàn trong giai đoạn cuối.

Chú ý và trí nhớ kém: Bệnh nhân giảm khả năng tập trung chú ý và giảm trí nhớ gần rất trầm trọng. Người thân của bệnh nhân thường than phiền rằng bệnh nhân bỏ đâu quên đó.

Lo lắng quá mức: Bệnh nhân luôn lo lắng về bệnh tật. Họ luôn cho rằng bệnh của mình rất nặng, không thể chữa khỏi... Chính vì lo lắng quá mức về bệnh tật, họ không còn quan tâm gì đến các vấn đề khác đang diễn ra trong cuộc sống.

Bi quan, chán nản: Bệnh nhân luôn trong tình trạng bi quan, chán nản, cho rằng cuộc sống của mình đã hết, mọi thành quả của cuộc sống mà họ bao năm xây dựng với bao công sức phút chốc sớm tiêu tan... Càng bi quan, chán nản, bệnh nhân càng chóng chết.

Ý nghĩ về cái chết, ý định tự sát và hành vi tự sát: Tất cả các bệnh nhân ung thư đều nghĩ về cái chết. Khi họ biết họ bị ung thư thì ý nghĩ đầu tiên ập đến với họ có lẽ là mình sẽ chết và sắp chết. Trong quá trình tiến triển của bệnh, ý nghĩ về cái chết ngày càng nặng thêm. Lúc đầu, bệnh nhân thường sợ chết, nhưng về sau, khi tình trạng bệnh ung thư xấu đi, họ lại muốn chết  cho xong và họ lên kế hoạch tự sát (tích trữ thuốc độc, mua dây thừng, chọn địa điểm tự sát, viết di chúc, thư tuyệt mệnh…).

Các triệu chứng đau: Đau xuất hiện do khối ung thư phát triển, chèn ép gây đau, do nằm lâu, do lo sợ... Đau có thể cố định (do khối ung thư xâm lấn, chèn ép), hoặc mơ hồ (do lo lắng, bi quan, sợ hãi...).

Điều trị

Ung thư là một bệnh nặng, có tỷ lệ tử vong rất cao, tỷ lệ khỏi bệnh rất thấp. Có nhiều yếu tố gây tăng tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân này, trong đó trầm cảm là yếu tố hàng đầu.

Điều trị ung thư kết hợp với điều trị trầm cảm ở các bệnh nhân này sẽ có các lợi ích sau: Bệnh nhân đỡ lo lắng, bi quan, chán nản; Bệnh nhân ăn được, ngủ được, lên cân; Bệnh nhân hợp tác tốt với bác sĩ trong quá trình điều trị; Giảm đau cho bệnh nhân.

Nên sử dụng thuốc chống trầm cảm kết hợp với thuốc an thần.        

(Nguồn: Sức khỏe& Đời sống)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014