Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Dược thiện cho người viêm thận

Cập nhật: 23/6/2012 | 10:05:32 AM

Viêm thận là bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh chia làm 2 thể cấp và mạn tính.

Viêm thận cấp người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau vùng sườn lưng, đau âm ỉ nhưng cũng có khi có những cơn đau dữ dội như có dao đâm, cơn đau lan xuống vùng bàng quang, kèm theo nước tiểu đỏ, đục, cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Nếu điều trị muộn hoặc không đúng thì bệnh dễ tái phát, chuyển thành mạn tính, người bệnh đi tiểu dắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, kém ăn, buồn nôn, trướng bụng, phù, tăng huyết áp,... có thể dẫn đến suy thận.

Ngoài việc chữa trị bằng thuốc, người bệnh cần chú ý việc ăn uống để giảm phù và giảm huyết áp, bớt gánh nặng cho thận. Xin giới thiệu một số món ăn - nước uống tốt người bệnh thận để bạn đọc tham khảo.

Bài 1: Cá chép nấu đậu đỏ: đuôi cá chép to 1 chiếc, đậu đỏ 60g nấu canh suông (không cho muối), uống dần trong ngày. Công dụng: tiêu phù, tốt cho người viêm thận cấp hoặc mạn tính có phù.

 Cá chép nướng đất sét tốt cho người bệnh viêm thận mạn có phù do tỳ thận lưỡng hư.

Bài 2:

Cá chép nướng đất sét: cá chép đen 1 con làm sạch, dùng đất sét dẻo bọc kín, đặt vào lò nướng đến khi có khói trắng thì lấy ra. Đợi cho nguội, phá bỏ đất sét. Lấy cá ra tán thành bột. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 2 thìa canh, chiêu bằng nước ấm, không cho muối. Công dụng: tiêu phù, dùng cho bệnh nhân viêm thận mạn có phù do tỳ thận lưỡng hư (tiểu lắt nhắt, không hết bãi, mệt mỏi, cảm giác buồn nôn, chán ăn, bụng trướng, đại tiện lỏng, sợ lạnh, lưng gối mỏi yếu, mặt và chân phù, mạch chìm yếu).

Bài 3: Cá chép nấu bí đao: cá chép 500g, bí đao 200g nấu thành canh, trước khi ăn cho hành tăm 10g và một chút muối, ăn trong ngày, dùng cho người viêm thận mạn có phù.

Bài 4: Cá trê nấu bí đao: cá trê 1 con, bí đao 500g. Làm sạch cá, nấu canh suông với bí đao xắt miếng, ăn hằng ngày. Dùng cho người viêm thận mạn có phù rõ.

Bài 5:

Ba ba hấp suông: ba ba 1 con, không cho muối mà cho đường phèn rồi hấp suông như vậy, ăn vào lúc đói bụng hay bữa phụ đều được.

Bài 6: Hồ tiêu trứng gà: lấy một quả trứng gà tươi, đục lỗ nhỏ ở một đầu rồi cho 7 hạt tiêu sọ vào. Lấy bột gạo bịt lỗ rồi bọc bằng giấy ướt, hấp cách thủy. Khi trứng chín, bóc vỏ, ăn cả trứng và hồ tiêu. Người lớn ăn ngày 2 quả, trẻ em 1 quả. Sau 10 ngày nghỉ 3 ngày rồi ăn tiếp đợt thứ hai. Phù hợp với người viêm thận mạn có khí huyết hư suy, tỳ thận đều hư (nước tiểu có albumin, người mệt mỏi, uể oải, lưng gối mỏi yếu, mạch đập yếu).

Bài 7: Gà nấu hoàng kỳ: gà 1 con làm sạch hầm với 120g hoàng kỳ cho chín nhừ, ăn gà, uống nước hầm. Dùng cho người viêm thận mạn suy kiệt, sức chống đỡ giảm sút nhiều.

Bài 8: Vừng đen sao tán nhỏ, thêm đường để uống (có thể dùng chè vừng đen). Dùng tốt cho người viêm thận lâu năm.

Bài 9:Nước ép cần tây: cần tây 500g ép lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 1 thìa canh hòa với nước sôi ấm. Dùng cho người viêm thận mạn có tăng huyết áp.

Lưu ý: Ngoài việc dùng thuốc, người bị viêm thận mạn cần kiêng những thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Nên ăn uống thanh đạm, dùng nhiều rau quả như bí đao, dưa chuột, rau cải cùng các loại đỗ như đỗ xanh, đậu đỏ nhỏ hạt. Cần chú ý làm việc và nghỉ ngơi điều độ, luyện tập thân thể ở mức độ thích hợp.

(Nguồn: suckhoedoisong.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014