"Soi" thành phần khó tin trong 8 thực phẩm ưa thích
Cập nhật: 13/7/2017 | 10:22:46 AM
Những thông tin chi tiết về thành phần của sốt cà chua, khoai tây chiên, sữa chua hoa quả, thanh cua... sẽ giúp bạn chủ động trong lựa chọn thực phẩm phù hợp cũng như ăn với lượng như thế nào, đặc biệt là với trẻ nhỏ, để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì sao sốt cà chua, khoai tây chiên, sữa chua hoa quả, thanh cua... lại được yêu thích đến thế. Sự thơm ngon của chúng được tạo ra từ những gì?
8. Sốt cà chua
Loại gia vị này có cà chua và bột bắp. Lượng cà chua trong sản phẩm này phụ thuộc vào lượng cà chua cô đặc, thường chiếm khoảng 6 - 10%. Khi làm sốt cà chua, siro ngô thường được sử dụng để tạo độ kết dính cũng như có tác dụng bảo quản.
Lời khuyên: mua sốt cà chua, hãy chọn loại có chất lượng cao.
7. Thanh cua
Thịt (surimi) trong các thanh cua làm từ các loại cá không đắt tiền. Những miếng cá filê được làm sạch, khử mùi tanh và được xay mịn trộn đều cùng muối, đường, protein đậu nành, dầu thực vật, màu thực phẩm và các chất phụ gia.
Lời khuyên: Hãy chọn các thanh cua có chất lượng cao, không bị gãy khi uốn cong và được đựng trong bao bì hút chân không. Nếu chúng dễ vỡ, chứng tỏ thanh cua này nhiều bột bắp.
6. Khoai tây dạng chip
Khoai tây dạng chip thường làm từ bột khoai tây chứ không phải khoai tây tươi và có thêm bột gạo hay bột ngô để tạo độ giòn.
Acrylamide, một chất sinh ung thư, tích tụ trong quá trình xử lý nhiệt của khoai tây chip. Một số nhãn hiệu khoai tây chip đã bị phát hiện có chất này vượt ngưỡng (0,2 µg / kg) lên tới 1.000%
Khuyến nghị: Khoai tây chip làm từ khoai tây tươi sẽ nhiều dầu mỡ do dùng phương pháp rán còn khoai tây chip làm từ bột khoai sẽ ít dầu do dùng phương pháp nướng.
5. Ngũ cốc ngô
Ngoài các thành phần nêu trong hình minh họa, một số nhãn hiệu còn sử dụng dầu cọ. Thêm vào đó, siro ngô cũng là thành phần phổ biến trong ngũ cốc ngô.
Ngũ cốc ngô rất nhiều đường fructose - điều mà ít được đề cập trên hộp sản phẩm.
Lời khuyên: Do có đường và nhiều bột bắp nên các chuyên gia khuyên không nên cho ăn sáng mỗi ngày với ngũ cốc ngô. Đường cũng có nhiều trong các loại ngũ cốc tổng hợp và có trái cây.
4. Sữa chua hoa quả
Ngoài các loại trái cây (thường chỉ chiếm 1-5%) thì sữa chua này cũng đầy bột bắp, đường, chất tạo hương, tạo màu và chất điều hòa axit. Tinh bột bắp, gelatine, natri alginate, và chất kết dính được dùng để tạo sự ổn định cho sản phẩm.
Lời khuyên: Sữa chua tốt nhất là dùng sữa nguyên kem và có các lợi khuẩn (bifidobacterium và khuẩn lactic). Kem và bơ cũng là những thành phần làm sữa chua ngon hơn.
3. Mứt phết bánh có sô cô la
Dầu thực vật, thường là dầu cọ, được dùng trong các sản phẩm có sô cô la. Các thành phần khác gồm vanilla, chất nhũ hóa, chất làm đặc và tạo hương.
Lời khuyên: Đừng mua mứt phết bánh sô cô la có lớp màu trắng vì chúng sẽ nhiều dầu cọ và ít sô cô la. Nhà sản xuất mứt sô cô la cũng khuyến nghị không nên ăn nhiều hơn 2 thia này mỗi ngày.
2. Sô cô la trắng
Sô cô la thực sự sẽ chỉ có bơ ca cao nhưng thường bạn sẽ thấy họ trộn thêm dầu cọ, dầu dừa và dầu hạt bơ. Các thành phần khác gồm chất nhũ hóa (thường là lecitin), chất tạo hương và phụ gia.
Lời khuyên: Hãy chọn sô cô la chất lượng cao, sẽ giòn và cứng hơn, rất dễ vỡ vụn khi bẻ.
1. Sữa đặc
Sữa đặc được làm theo cách cho bay hơi các chất lỏng có trong sữa tươi (1 hộp sữa đặc cần 1,5 lít sữa tươi) và chỉ còn lại chất béo. Các nhà sản xuất thường giảm sữa và thay vào đó là các chất béo thực vật và chất làm dày để tạo độ ngậy và ổn định cho sản phẩm.
Lời khuyên: Nếu hộp sản phẩm ghi “sản phẩm sữa có đường” thì rất có thể nó đã được chế biến theo cách trên.
Lời khuyên chung khi chọn các sản phẩm thực phẩm
• Quy tắc chung: càng ít thành phần trên sản phẩm thì càng tốt cho sức khỏe. Hãy luôn cố gắng ghi nhứ danh sách những phụ gia nào không tốt cho sức khỏe.
• Những cái tên tương tự nhưng không giống nhau của các nhãn hiệu nổi tiếng sẽ cho phép các nhà sản xuất tránh việc phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng vốn rất khác nhau ở từng quốc gia.
• Kiểm tra các sản phẩm có đường với các tên gọi như siro, mật mía, “dextrose”, ”sorbose,“ và các thành phần có kết thúc là ”-ose." Nó cũng có thể xuất hiện trên bao bì dạng số như E967 (koenlinite), E954 (saccharin) - và bất kỳ phụ gia nào bắt đầu với “E9.”
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Chuyên gia chỉ cách ”tiêu hóa” các thông tin về dinh dưỡng (12/7/2017)
- Đường hóa học: Hiểu đúng để dùng (4/7/2017)
- Nhiều loại thực phẩm có chứa vitamin C mà bạn ít biết (4/7/2017)
- Người mắc bệnh gan: Cần ăn uống hợp lý (27/6/2017)
- 4 loại rau không nên ăn nhiều (23/6/2017)
- Chuyên gia dinh dưỡng chỉ 5 nguyên tắc cơ bản của ăn sạch (20/6/2017)
- Ăn đúng cách mới tốt (14/6/2017)
- Những loại thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa (12/6/2017)
- 4 sai lầm khi ăn trưa tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều người làm văn phòng mắc phải (9/6/2017)
- Những thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe (6/6/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều