Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Hạn chế chứng tiểu đêm

Cập nhật: 11/9/2012 | 11:16:18 AM

Tiểu đêm là tình trạng người bệnh phải thức giấc nhiều lần ban đêm để đi tiểu, do vậy thường dẫn đến mất ngủ, lâu ngày dẫn đến mệt mỏi, suy nhược thần kinh. Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ. Tiểu đêm thường là triệu chứng của nhiều bệnh như: tiểu đường, đái tháo nhạt…

Mắc một số bệnh hoặc uống nhiều sẽ bị tiểu đêm

Người bị bệnh tiểu đêm thường do mắc một số bệnh: tiểu đường, tăng canxi máu, suy thận. Tiểu đêm do nguyên nhân thần kinh có thể do một số bệnh: xơ cứng rải rác từng đám, chèn ép tủy sống cổ, hội chứng chèn ép tủy sống, một số bệnh thần kinh có thể gây bí tiểu, tiểu không kiểm soát, Parkinson, tiểu đường…
 
  Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Tiểu đêm còn do rối loạn đường tiểu dưới trong các trường hợp bệnh lý sau đây: Nghẽn tắc dòng chảy từ bàng quang ra ngoài trong bệnh tiền liệt tuyến, bệnh niệu đạo xảy ra ở cả nam và nữ; bàng quang hoạt động quá mức; người quá nhạy cảm; nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang mô kẽ; phụ nữ trong giai đoạn có thai cũng có thể xảy ra triệu chứng tiểu nhiều; người biến đổi sự tiết hormon chống lợi niệu bình thường, thường do tuổi cao; bệnh nhân suy tim; phù gây tiểu đêm do ứ máu tĩnh mạch.

Tiểu đêm còn do nguyên nhân uống nhiều nước trong ngày hoặc gần lúc đi ngủ như: uống quá nhiều nước, uống nhiều rượu, bia; người uống thuốc lợi tiểu.

Hạn chế chứng tiểu đêm

Đối với những người tiểu đêm do suy giảm thần kinh, người cao tuổi cần thực hiện các biện pháp hạn chế chứng tiểu đêm như sau: nên hạn chế uống nước vào buổi tối; trước khi đi ngủ, nhớ đi tiểu. Một lưu ý quan trọng để tránh những tai biến mạch máu não khi thức dậy nửa đêm, người bệnh cần bình tĩnh ngồi dậy, tỉnh táo hẳn mới nên bước ra khỏi giường. Nếu không có công trình vệ sinh trong nhà thì nên dùng bô để đi tiểu chứ không nên mở cửa ra ngoài trời đi tiểu để tránh trúng gió và nhiễm lạnh.

 Không nên uống nhiều nước trước khi ngủ để hạn chế tiểu đêm.

Mọi người không nên uống nước chè đặc và cà phê vào buổi tối vì gây lợi tiểu, buộc phải đi tiểu đêm nhiều lần.

Đối với bệnh nhân u xơ làm phì đại tuyến tiền liệt, cần đi khám và điều trị. Muốn phát hiện sớm bệnh nhằm phòng ngừa được u ác tính ở tuyến tiền liệt, những người đàn ông trên 40 tuổi cần được đi khám tuyến tiền liệt hằng năm hoặc mỗi 6 tháng/lần.

Khi có dấu hiệu đi tiểu khó, cần được thăm khám sớm để được điều trị kịp thời và tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu.   

(Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014