5 cách đối phó với ban nhiệt ở trẻ vào mùa hè
Cập nhật: 10/5/2017 | 10:46:51 AM
Thời tiết nóng bức mùa hè có thể khiến trẻ dễ bị nổi mẩn do nóng (ban nhiệt). Dưới đây là những cách giúp khắc phục tình trạng này ở trẻ.
Luôn mặc quần áo phù hợp
Mặc cho bé quần áo rộng bằng chất coton sáng màu. Các loại vải không phải bằng chất coton có thể gây ma sát trên da hoặc các vùng bị ảnh hưởng làm cho các da đau hơn, ngứa và khiến trẻ càng khó chịu.
Tránh xa phấn rôm
Không nên dùng các loại phấn rôm phổ biến cho trẻ nhỏ trong thời gian này. Các hóa chất trong phấn rôm có thể gây hại nhiều hơn lợi cho làn da trẻ. Chúng có thể phản ứng lại với da trẻ và khiến cho da trở nên khô, mất độ ẩm. Trên thực tế, điều này có thể dẫn đến ngứa và khó chịu hơn. Vì vậy thay vì dùng phấn rôm, rửa nước khu vực bị ảnh hưởng vài lần trong ngày với nước ấm và vỗ nhẹ cho khô.
Tắm thường xuyên
Những trò chơi trong nhà và hoạt động ngoài trời vào mùa hè đều tạo ra mồ hôi và bụi bẩn không tốt cho làn da nhạy cảm của bé. Mồ hôi hòa trộn với bui bẩn tạo ra môi trường hoàn hảo có thể gây ban nhiệt, do vậy tắm thường xuyên rất cần thiết, lý tưởng là 2 lần/ngày. Nếu không tắm đủ 2 lần, bạn có thể lựa chọn thay thế bằng lau khăn mát. Hãy đảm bảo giữ cho làn da của bé được sạch sẽ, tránh bụi bẩn và mồ hôi.
Tránh xa xà phòng thơm
Hãy nhớ rằng các sản phẩm có nhiều mùi và màu sắc cũng chứa nhiều hóa chất. Nếu bạn sử dụng những sản phẩm này để điều trị ban nhiệt cho trẻ, nó có thể gây hại nhiều hơn lợi, đôi khi làm trầm trọng thêm các triệu chứng và tình trạng. Thay vào đó hãy sử dụng kem chống nắng thân thiện với bé khi đưa bé ra chơi ngoài trời sau khi tư vấn bác sĩ.
Đi khám bác sĩ
Nếu bạn thấy những ban nhiệt ngày càng lan ra khắp cơ thể và làm cho bé khó chịu, ảnh hưởng tới việc ăn uống và giấc ngủ của trẻ, hãy đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị. Cũng cần duy trì đủ nước cho trẻ và duy trì nhiệt độ cơ thể không để cơ thể tăng nhiệt độ, khiến tình trạng phát ban trở nên tồi tệ hơn.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhà tâm lý học kêu gọi: Tuyệt đối không cho trẻ dưới 2 tuổi chơi iPad (26/4/2017)
- Trẻ ăn sáng thế nào để học tốt? (24/4/2017)
- Dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng ăn dặm (23/4/2017)
- Dùng “thuốc bổ” cho trẻ tuổi học đường (21/4/2017)
- Nôn trớ ở trẻ nhỏ và cách xử trí (20/4/2017)
- Cách bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ ngộ độc tại nhà (13/4/2017)
- Việc cần làm khi trẻ bị viêm mũi họng (13/4/2017)
- Giúp con tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật (10/4/2017)
- Bảo vệ răng cho bé ngay từ khi còn nhỏ (7/4/2017)
- PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng: Cứ viêm họng là uống kháng sinh - Coi chừng hại trẻ (31/3/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều