Cách xử trí khi trẻ bị sốt co giật
Cập nhật: 4/10/2016 | 2:15:02 PM
Co giật do sốt là hiện tượng co giật xảy ra ở trẻ nhỏ, thường là từ 3 tháng đến 5 tuổi, kết hợp với sốt nhưng không do nhiễm khuẩn trong hộp sọ hoặc do một nguyên nhân xác định nào khác.
Để phòng sốt cao co giật phải đưa trẻ đi khám bệnh tại cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu sốt. Ảnh: TL
Co giật thường xảy ra khi thân nhiệt của trẻ tăng cao ≥ 390C. Nguyên nhân gây sốt dẫn đến co giật chủ yếu là do sốt siêu vi, nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Co giật chủ yếu là co giật toàn thân kéo dài trong vài phút, hiếm khi kéo dài quá 15 phút. Sau cơn co giật bé thường ngủ lịm và khi bị đánh thức bé thường tỉnh táo, không mê man.
Trẻ em hay bị co giật do sốt là do não trẻ cũng có khoảng 14 tỉ tế bào thần kinh như người lớn, nhưng phải đến 8 tuổi các tế bào thần kinh mới biệt hóa hoàn toàn. Não trẻ em có nhiều nước và protein, có ít lipit hơn não người lớn. Do vậy, khi trẻ sốt cao não dễ bị kích thích, các sợi thần kinh nhất thời phóng điện đột ngột và quá mức, gây co giật toàn thân.
Khi trẻ bị co giật do sốt, cần xử trí như sau:
– Để trẻ nằm yên, tránh kích động. Đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi nghiêng sang một bên. Cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ dễ thở và hạ bớt thân nhiệt. Dùng vật mềm hoặc khăn mặt đặt giữa hai hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi. Tuyệt đối không dùng vật cứng ngáng miệng trẻ để tránh gãy răng, không giữ chặt trẻ lại để tránh gãy xương.
– Khi ngừng giật phải ngay lập tức đưa trẻ về tư thế an toàn (lật nghiêng trẻ sang một bên, đầu hơi ngửa ra sau) để nếu trẻ có nôn thì chất nôn không trào ngược vào đường thở gây nguy hiểm. Dùng khăn nhúng vào nước ấm lau người trẻ nhiều lần, nhất là vùng nách và bẹn để giảm thân nhiệt.
– Làm mát môi trường xung quanh bằng cách hạn chế số lượng người, mở thông thoáng cửa sổ và cửa ra vào. Có thể dùng thuốc hạ sốt loại viên đặt hậu môn với liều 15-20 mg/kg trọng lượng cơ thể của trẻ. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
Để phòng sốt cao co giật phải đưa trẻ đi khám bệnh tại cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu sốt. Không để thân nhiệt trẻ quá 390C. Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều hơn bình thường. Để trẻ chỗ thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo, tuyệt đối không bọc kín trẻ.
(Nguồn: bacsi.com.vn)
- 3 điều cần biết về bệnh phì đại tuyến tiền liệt (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Viêm dạ dày ở trẻ em (27/9/2016)
- Xử trí đúng cách khi trẻ bị sặc (23/9/2016)
- Sốt ở trẻ em và một số nguyên nhân thường gặp (22/9/2016)
- Nhận biết vẹo cột sống ở trẻ (22/9/2016)
- Ung thư não: Căn bệnh gây tử vong cao nhất ở trẻ em (21/9/2016)
- Viêm họng ở trẻ và cách phòng tránh (19/9/2016)
- Chẩn đoán đau bụng cấp tính ở trẻ em (15/9/2016)
- Trẻ bị thoát vị bẹn: phát hiện càng sớm càng tốt (12/9/2016)
- Cha mẹ đừng bỏ qua những điều quan trọng này khi dùng kháng sinh cho trẻ trong thời điểm giao mùa (7/9/2016)
- Trẻ tăng động: Nhận biết và dạy dỗ sao cho hiệu quả? (31/8/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều