Mẹo phòng tránh nhiễm giun đường ruột ở trẻ
Cập nhật: 11/3/2019 | 9:40:32 AM
Nếu trẻ thường xuyên kêu đau bụng và mức độ đau không giảm dần mà có thể tăng lên, đây có thể là dấu hiệu trẻ nhiễm giun đường ruột và cần nhanh chóng đi khám. Những mẹo dưới đây có thể giúp trẻ tránh nhiễm giun đường ruột:
1.Tránh sử dụng nước máy khi đánh răng
Trẻ có thể nuốt nước khi đánh răng. Vì nước máy không được lọc nên nguy cơ giun xâm nhập vào cơ thể là cao. Do vậy, tốt nhất là bạn nên để một chai nước lọc cạnh bồn rửa để cho trẻ đánh răng.
2.Giám sát trẻ trong khi tắm
Cũng tương tự như khi đánh răng, trẻ có thể uống phải nước trong khi tắm, do vậy cũng có nguy cơ bị nhiễm giun.
3. Nhắc trẻ rửa sạch tay, đặc biệt là trước khi ăn
Vì trẻ thường nghịch đất và những hoạt động vui chơi có thể khiến tay trẻ bị bẩn. Do vậy, không rửa tay sau khi chơi, đặc biệt là trước bữa ăn có thể giúp trứng giun xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy cần hình thành thói quen rửa tay và giữ gìn vệ sinh tốt để ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Hơn nữa, thực hành những thói quen vệ sinh tốt này sẽ giảm nguy cơ bệnh cúm và ngộ độc thực phẩm.
4. Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên và ngăn trẻ cắn móng tay
Móng tay và vùng da dưới móng chứa nhiều loại vi khuẩn, nấm và nấm men khác nhau. Một trong những loại vi khuẩn phổ biến trong móng tay là Staphylococcus Aureus, có thể gây nhiễm trùng da như mụn, áp xe và là môi trường cho giun phát triển. Ngoài ra, ăn thực phẩm với tay bẩn có thể “mở đường” cho vi khuẩn xâm nhập vào miệng và ruột. Do vậy, cắt móng tay thường xuyên cho trẻ và ngăn trẻ cắn móng tay có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm giun đường ruột.
5. Tránh thực phẩm đường phố
Thực phẩm đường phố, nhất là những món chứa nhiều đường thường thu hút nhiều ruồi và không đảm bảo vệ sinh, là môi trường để trứng giun xâm nhập vào ruột. Vì vậy, trẻ cần tránh những thực phẩm này để tránh nguy cơ ô nhiễm từ thực phẩm.
6. Rửa sạch rau, đặc biệt là trước khi làm sa lát
Ăn rau quả sống và sa lát tốt cho sức khỏe nhưng với điều kiện bạn cần chắc chắn rửa chúng đúng cách để tránh nguy cơ nhiễm giun và nhiễm trùng. Tốt nhất là nên rửa sạch dưới vòi nước.
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Mách mẹ cách xử trí táo bón cho trẻ (7/3/2019)
- Xử trí đúng cách khi trẻ sốt cao (7/3/2019)
- Những điều không nên làm khi con bị sốt (27/2/2019)
- Viêm VA ở trẻ khi nào nguy hiểm? (21/2/2019)
- Mách bạn cách nhận biết một số bệnh trẻ hay mắc khi giao mùa (12/2/2019)
- Những bệnh thường gặp ở trẻ trong và sau Tết (9/2/2019)
- Làm thế nào để phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ? (23/1/2019)
- Bệnh da mùa xuân ở trẻ em (14/1/2019)
- Chăm sóc trẻ mắc hen khi trời rét (2/1/2019)
- Xử trí viêm mũi ở trẻ nhỏ khi trời lạnh (18/12/2018)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều