Nguyên nhân gây viêm phổi kéo dài ở trẻ dưới 5 tuổi
Cập nhật: 18/7/2019 | 7:32:20 AM
Viêm phổi kéo dài là một vấn đề lớn cho xã hội vì tốn kém trong điều trị, thời gian nằm viện lâu, tỷ lệ tử vong cao và góp phần làm gia tăng các dòng vi khuẩn kháng thuốc lây nhiễm cho cộng đồng.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), viêm phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em, chiếm tỷ lệ 18%, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, trong đó, viêm phổi kéo dài chiếm một tỷ lệ không cao nhưng việc chẩn đoán và điều trị các trường hợp này vẫn còn là một thách thức lớn đối với các bác sĩ lâm sàng. Viêm phổi kéo dài là một vấn đề lớn cho xã hội vì tốn kém trong điều trị, thời gian nằm viện lâu, tỷ lệ tử vong cao và góp phần làm gia tăng các dòng vi khuẩn kháng thuốc lây nhiễm cho cộng đồng.
Trẻ có viêm phổi kéo dài thường có các bệnh nền tiềm ẩn như rối loạn phát triển thần kinh, tim bẩm sinh, giãn phế quản, xơ nang, rối loạn miễn dịch, bất thường cấu trúc và chức năng đường hô hấp.
Tiền căn sản khoa
Trẻ sinh non, với hệ thống miễn dịch kém, với nhiều yếu tố nguy cơ kèm theo làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhất là viêm phổi.
Tình trạng dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng nặng ảnh hưởng lên sự phát triển của tuyến ức, làm giảm số lượng bạch cầu lympho ở máu ngoại biên, các cơ chế miễn dịch khác như đại thực bào, bạch cầu hạt, IgA cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra lớp biểu mô ở trẻ suy dinh dưỡng cũng bị thay đổi cấu trúc, hoạt động lông chuyển bị suy yếu.Theo nhiều ghi nhận, số ngày điều trị trung bình trong nhóm không suy dinh dưỡng là 38 ngày, trong nhóm suy dinh dưỡng là 45 ngày.
-Theo một nghiên cứu trên 104 bệnh nhi viêm phổi kéo dài từ 1 tháng đến 5 tuổi nhập khoa Hô hấp, BV. Nhi đồng 2, phần lớn trẻ nhập viện vì sốt (34,6%) và ho (32,7%). Ngoài ra phần lớn trẻ có triệu chứng ran ẩm, sốt, sổ mũi, thay đổi tính chất đàm, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp phụ.
-67,3% xác định nguyên nhân gây viêm phổi kéo dài, theo thứ tự là suy dinh dưỡng (33,7%), bất thường hệ hô hấp bẩm sinh (25%), trào ngược dạ dày thực quản (15,4%), bất thường não bẩm sinh (15,4%), lao phổi (11,5%), tim bẩm sinh (8,7%), loạn sản phổi (8,7%), giãn phế quản (2,9%), suy giảm miễn dịch (1,9%), còi xương thiếu vitamin D (1,9%), bệnh lý thần kinh cơ (1%) và dị vật đường thở (1%).
Bất thường bẩm sinh hệ hô hấp
Bất thường bẩm sinh hệ hô hấp gồm mềm sụn thanh khí phế quản, hẹp khí phế quản, có màng chắn hạ thanh môn.
Trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân gây viêm phổi kéo dài thường gặp nhất là hít sặc.Các bác sĩ khoa Hô hấp, BV.Nhi đồng 2, ghi nhận tình trạng trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu dựa vào lâm sàng và siêu âm bụng tìm sóng trào ngược.
Tiêu chuẩn chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản là lâm sàng có biểu hiện triệu chứng trào ngược gợi ý theo nhóm tuổi, xét nghiệm đo pH thực quản trong 24 giờ, đo độ kháng trở có thể kết hợp với điện cực pH, nhưng hiện tại nhiều cơ sở y tế chưa có những xét nghiệm này, vì vậy có thể bỏ sót 1 số trường hợp trào ngược dạ dày thực quản, một trong những nguyên nhân gây viêm phổi kéo dài ở trẻ .
Lao phổi
Tỷ lệ lao phổi theo ghi nhận của nhiều y văn là từ 11,5% - 20%. Trong nhóm lao phổi, các bác sĩ đã dựa vào tình trạng không đáp ứng với điều trị (sốt kéo dài, khò khè kéo dài, tổn thương phổi không cải thiện), đồng thời chụp CTscan ngực có hạch nghi ngờ hạch lao.
Tim bẩm sinh
Bất thường tim bẩm sinh gây viêm phổi kéo dài, bao gồm: thông liên nhĩ, thông liên thất, tồn tại ống động mạch, tổn thương thông liên thất, tồn tại ống động mạch phối hợp.
Các trẻ có bệnh tim bẩm sinh dễ nhiễm trùng hô hấp đồng thời kéo dài thời gian điều trị, trẻ có bệnh tim bẩm sinh làm tăng lưu lượng máu lên phổi dễ bị viêm phổi hơn.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Tập cho bé ăn dặm đúng cách (4/7/2019)
- Chuyên gia tư vấn cách tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ (21/6/2019)
- Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em (18/6/2019)
- Rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên: Các thông tin người lớn cần biết (4/6/2019)
- Bác sĩ chỉ cách giúp trẻ khỏe mạnh trong mùa nắng nóng (19/5/2019)
- Các biến chứng do thừa cân béo phì trẻ em (15/5/2019)
- Chăm sóc trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa (12/5/2019)
- Mẹo phòng tránh ho khi thời tiết giao mùa ở trẻ nhỏ (4/5/2019)
- Trẻ dưới 1 tuổi không nên tiếp xúc với thiết bị điện tử (3/5/2019)
- Những tai nạn thường gặp ở trẻ dịp hè (26/4/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều