Những điểm bất lợi của 'ti giả'
Cập nhật: 14/11/2011 | 9:15:54 PM
Các chuyên gia cho rằng, dùng núm vú cao su (ti giả) trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiễm trùng tai.
Lý do là vì:
- Lực hút sẽ khiến vi khuẩn từ miệng của bé vào các kênh hẹp giữa hai tai và cổ họng (ống eustachian) gây nhiễm trùng tai.
- Nếu em bé mút ti giả nhiều, nó có thể ảnh hưởng tới cấu trúc của miệng. Điều này khiến các chất nhầy không thoát ra khỏi ống eustachian, dễ gây nhiễm trùng tai.
Nhưng nếu bạn phải nhờ đến “trợ thủ đắc lực” là “ti giả” thì bé mới ngủ ngon thì bạn nên hạn chế thời gian cho bé mút ti giả (chỉ cho phép lúc đi ngủ).
Ngoài ra, ti giả còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé theo những cách khác. Bé mút ti giả thường dễ bị nhiễm trùng ngực và rối loạn tiêu hóa hơn. Nguyên nhân chính xác chưa được các chuyên gia làm sáng tỏ nhưng sử dụng ti giả có liên quan tới sự gia tăng: nôn mửa, sốt, tiêu chảy, đau bụng.
Ảnh minh họa
Những bé nghiện ti giả cũng ảnh hưởng tới phát triển răng. Điều này khiến các răng ở hàm trên và hàm dưới không khớp, đặc biệt nếu bé dùng ti giả cho đến khi 3 tuổi hoặc lâu hơn. Ti giả còn ảnh hưởng tới phát triển ngôn ngữ ở bé. Bởi những bé nghiện mút ti sẽ lười nói hoặc ngại tạo ra âm thanh.
Mút ti giả cũng ảnh hưởng tới mút ‘ti thật’
Không nên cho bé mút ti giả trước 6-8 tuần tuổi. Bởi vì, nếu cho bé làm quen với ti giả quá sớm thì bé sẽ quen với núm vú cao su của ti giả mà “e ngại” với ti mẹ thật. Bé sẽ khó khăn để chuyển đổi “chất liệu” từ ti giả sang ti mẹ. Đó là lý do khiến bé lười mút ti mẹ hơn.
Bạn cũng không biết khi nào bé khóc do đói hoặc khóc do đòi ti giả. Vì thế, bạn có thể bỏ lỡ các cữ bú cho bé vì tưởng bé muốn ngậm ti giả.
Ngực mẹ có thể không nhận đủ kích thích (do bé lười mút). Điều này khiến người mẹ tin là mình không đủ sữa nên không cho con bú đủ trong 6 tháng đầu đời.
Lưu ý nếu bé đang mút ti giả: Chỉ nên cho bé ngậm ti giả khi muốn dỗ bé ngủ. Bằng cách này, bé sẽ không bỏ lỡ thời gian và cơ hội để mút ti thật.
Khoảng 6-12 tháng là thời điểm để bạn cai ti giả cho con. Càng cai sớm thì càng dễ.
Cần giữ ti giả luôn sạch sẽ (có thể khử trùng như cách bạn khử trùng bình sữa cho con). Kiểm tra ti giả thường xuyên để phát hiện những vết lõm, rách, hỏng có thể chứa vi trùng. Không nhúng ti giả vào đồ ăn ngọt như mật ong hay nước quả vì nó có thể làm bé sâu răng.
(Nguồn: bacsi.com)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Cảnh giác khi trẻ đột ngột đau bụng, ói liên tục (14/11/2011)
- Tự chẩn đoán bệnh cho bé qua màu sắc phân đi tiêu (14/11/2011)
- Chăm sóc rốn cho trẻ - những điều cần biết (14/11/2011)
- Bệnh còi xương ở trẻ em (12/11/2011)
- 10 ’chiêu’ giúp bé ngon miệng mỗi ngày (10/11/2011)
- Mổ lấy thai: có khi ’lợi bất cập hại’ (10/11/2011)
- Giúp bé ăn ngon miệng bằng những mẹo hay (7/11/2011)
- Dinh dưỡng lý tưởng từng tháng cho bà bầu (6/11/2011)
- Cách bảo quản thức ăn cho trẻ trong tủ lạnh (4/11/2011)
- Tránh lỗi cho người mới làm mẹ (3/11/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều