Những điều cần biết khi cho bé bú bình
Cập nhật: 14/7/2011 | 3:21:39 PM
Bé được bú mẹ là điều rất tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp bé phải bú bình thì sao? Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bà mẹ tránh được phản ứng không tốt trong trường hợp bé phải bú bình.
Thuoc Giam Can Hieu Qua, Cách Giảm Cân Nhanh, Giam Can Hieu Qua, Giam Can Nhanh Nhat, Bi Quyet Giam Can Cua Sao, Thuc Don Giam Can Nhanh, Phương Pháp Giảm Cân, Cach Giam Beo Bung, Thuoc Giam Beo Nhanh, Thuc Pham Giam Can, Dong Trung Ha Thao, Dong Trung Ha Thao, Xe Tai Suzuki, Suzuki Grand Vitara 2013, Suzuki Grad Vitara, Hoc Dan Guitar, Hoc Dan Ghi Ta, Hoc Thanh Nhac, Học Đàn Organ, Thuoc Giam Can Best Slim USA, Thuốc Giảm Cân Best Slim, Revitalash, Hair By Revitalash, RevitaLash Advanced, RevitaBrow, Thuoc Moc Mi Revitalash, Can Tim Gia Su, Gia Su Tieng Anh, Gia Su Toan, Gia Su Cap 1, Best Slim USA, Great Slim USA
1. Chọn bình sữaNên chọn bình thủy tinh hay bình nhựa? Em bé sẽ có những biểu hiện cho biết bé thích loại nào. Nhưng có vài điều cần lưu ý: bình bằng nhựa sẽ nhẹ hơn bình thủy tinh và có thể không bị vỡ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ muốn tránh một loại chất hóa học được gọi là bisphenol A (BPA) dùng trong một số bình sữa bằng nhựa, thì nên tìm bình nhựa có đề nhãn “không BPA”.
2. Núm vú bình sữa
Hầu hết chúng đều được làm từ silicon hay latex với những hình dạng khác nhau. Tùy theo kích thước lỗ của núm mà chúng có độ chảy khác nhau. Bạn nên cho bé thử nhiều loại để xem bé thích loại nào nhất. Nên kiểm tra chúng thường xuyên để tránh núm bị mòn hay nứt. Nhớ thay cái mới nếu núm bị bạc màu hoặc mòn, có thể gây nghẹn cho bé.
3. Khử trùng trước khi dùng lần đầu
Trước khi dùng bình hay núm vú mới cần phải khử trùng trong nước sôi khoảng 5 phút. Sau đó, có thể rửa lại bằng nước nóng mỗi lần cho bé bú.
4. Chỉ nên cho sữa mẹ hoặc sữa pha vào bình
Chỉ nên cho vào bình sữa mẹ hoặc sữa pha theo công thức, chứ không cho nước hoặc nước ép. Pha sữa theo đúng lượng hướng dẫn trên nhãn bình. Nếu thêm quá nhiều nước sẽ làm giảm chất dinh dưỡng trong sữa và gây khó khăn cho dạ dày cũng như thận của bé.
5. Chọn sữa công thức
Hầu hết bố mẹ đều bắt đầu chọn sữa có công thức làm từ bò sữa. Hiện đã có thêm sữa công thức đậu nành hay giảm dị ứng. Nếu trẻ nhỏ hơn 1 tuổi thì chắc chắn là bạn nên dùng sữa công thức bổ sung sắt. Có thể mua sữa công thức theo dạng bột, đặc hay sử dụng ngay.
6. Bình sữa ấm
Cho trẻ bú bình có nhiệt độ mát hoặc bằng với môi trường xung quanh cũng không sao. Nhưng nếu bé thích có bình ấm thì ngâm bình trong nước ấm khoảng 2 phút. Không để bình trong lò viba vì có thể tạo ra những hạt còn nóng làm phỏng miệng bé. Lắc bình và nhỏ ra trên mu bàn tay để kiểm tra nhiệt độ.
7. Khi nào bé bú đủ?
Nếu đã bú đủ, bé sẽ ngừng nút núm vú, quay mặt đi chỗ khác hoặc đẩy bình sữa ra. Bạn cũng có thể cho bé một cơ hội để đổi ý nhưng không có nghĩa ép bé bú hết những gì trong bình.
8. Làm thế nào cho bé ợ
Nếu bé cần ợ, trong suốt thời gian cho bú hoặc sau đó, hãy đặt em bé trong lòng và cho bé nằm lên vai bạn. Sau đó, vỗ nhẹ hoặc vuốt vai bé. Bé có thể sẽ nhả ra một ít sữa nên cần có sẵn một miếng vải. Nếu sau một vài phút mà bé không ợ nghĩa là bé cảm thấy thoải mái nên đừng lo lắng. Nhưng không phải lúc nào cũng cần cho bé ợ sau mỗi lần bú.
9. Có thể giữ sữa trong bao lâu?
Sữa còn trong bình sau khi bé đã bú no nên được bỏ đi. Nên bỏ bình sữa vừa pha vào tủ lạnh để có thể dùng được trong 48 tiếng. Nhưng nếu để bình sữa đã pha ở ngoài quá 2 tiếng thì nên bỏ đi. Sữa mẹ để tủ lạnh có thể dùng trong 24 tiếng, dùng đến 4 tháng nếu ở nhiệt độ đông đá.
(Nguồn: emedicinethealth)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Trẻ bị bệnh chân tay miệng - Cách ly với lớp 10 ngày (14/7/2011)
- Trẻ em ở phòng nhiệt độ bao nhiêu là vừa? (14/7/2011)
- Đừng cho trẻ uống nhiều nước mát! (14/7/2011)
- Cẩn thận với bệnh tinh hoàn ẩn (14/7/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều