Những điều cần biết khi cho con bú
Cập nhật: 25/10/2017 | 9:03:40 AM
Sau khi “vượt cạn” thành công là đến lúc người mẹ cho con bú. Người mẹ cần phải trang bị những kiến thức để cho con bú tốt.
Tụt núm vú: ở một số phụ nữ, núm vú bị tụt vào một cách tự nhiên. Để khắc phục điều này nên cho trẻ bú mút liên tục nhiều lần trong ngày. Sau một số lần bú, sức mút của đứa trẻ có thể kéo hai núm vú ra một cách dễ dàng. Nếu vẫn còn khó khăn, người mẹ có thể giúp trẻ bằng cách vắt ít sữa và kéo núm vú ra trước khi trẻ bú.
Vú tự chảy sữa khi không cho bú: đây là hiện tượng hay gặp trong những tuần đầu. Một vú tự chảy sữa khi trẻ đang bú vú bên kia. Hai vú tự chảy sữa khi mẹ nghe thấy tiếng trẻ khóc hay không có nguyên nhân. Không cần xử trí gì đặc biệt, người mẹ chỉ cần đặt một miếng bông vào đầu vú để thấm sữa chảy ra và thay mỗi khi bị thấm ướt.
Đau rát núm vú: núm vú được chi phối và điều khiển bởi một mạng lưới thần kinh cảm giác, vì vậy rất nhạy cảm với các kích thích sờ và áp lực. Khi trẻ mút vú, tạo ra một sức kéo lớn trong một thời gian dài lên hai đầu vú. Sau 7 - 8 lần cho bú các đầu vú có thể bị đau mỗi khi trẻ mút đầu vú. Đau tăng lên qua các lần cho bú trong 3 - 4 ngày, sau đó quen dần. Đây là một hiện tượng bình thường cần giải thích để người mẹ hiểu và kiên nhẫn. Người mẹ cần xoa bóp hai đầu vú.
Ảnh minh họa
Vú tiết ít sữa có 2 dạng:
Ít sữa nguyên phát (không có hiện tượng xuống sữa): ít gặp. Hay gặp trong trường hợp có thương tổn vùng dưới đồi tuyến yên. Cần phân biệt với những trường hợp xuống sữa ít do cho trẻ bú chậm hay không muốn cho trẻ bú.
Ít sữa thứ phát sau khi đã có xuống sữa bình thường: rất hay gặp. Tình trạng này liên quan với sự mệt mỏi của người mẹ, bị xúc động, thay đổi nhịp sống(đổi cơ quan, đổi chỗ ở). Hiện tượng này không kéo dài nếu người mẹ không vội vàng chuyển cho con bú bình. Bú bình dễ làm cho trẻ mất đi thói quen bú mẹ và mất phản xạ kích thích tạo sữa. Cần xử trí như sau:
- Người mẹ cho con bú nhiều lần hơn nữa, hạn chế tối đa cho bú sữa bình.
- Sau khi cho bú cần vắt sạch vú để kích thích tạo ra sữa mới.
- Người mẹ cần nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều hơn như sữa nước trái cây.
Bị nứt đầu vú: hay gặp trong 2 tuần đầu khi mới cho con bú, với tỉ lệ từ 25 - 30%. Yếu tố thuận lợi là trẻ bú kéo dài, mẹ mặc áo lót bằng chất liệu nylon.
- Biểu hiện của nứt đầu vú như sau: đầu vú có những vết nứt, vết rạn nhỏ trên bề mặt. Đầu vú đau khi trẻ bú. Cuối cùng có thể có những vết loét ở đầu hoặc chân núm vú. Toàn bộ núm vú bị đỏ rực, chảy máu mỗi khi cho trẻ bú.
- Xử trí: người mẹ để hở đầu vú trong khoảng 3 - 5 phút cho thật khô, sau đó bôi mỡ Bepanthen vào đầu vú, rồi lấy một miếng gạc che đầu vú lại, mặc áo lót vào. Khi trẻ đòi bú, người mẹ lấy một miếng vải sạch lau khô lớp mỡ Bepanthen rồi cho trẻ bú. Khi trẻ bú xong, lại làm như lúc ban đầu được nêu ở trên.
Khi đầu vú chảy máu(hoặc thậm chí bắn ra tia máu), ngừng cho trẻ bú. Sau đó bôi Bepanthen và làm như hướng dẫn ở trên.
Cương vú: có thể gặp bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên, hay gặp nhất trong tuần lễ đầu. Khoảng 20% số phụ nữ cho con bú bị cương vú. Có các yếu tố thuận lợi dẫn đến như trẻ bú ít, bú yếu, người mẹ bị đau khi cho trẻ bú, bị nứt đầu vú,thời điểm mẹ cai sữa. Triệu chứng lâm sàng là toàn bộ vú cương, căng tức, đau đôi khi sốt nhẹ. Xử trí bằng cách xoa bóp, chườm nóng vú, vẫn tiếp tục cho trẻ bú. Có thể dùng oxytocin tiêm bắp với liều 4 đơn vị chia 2 lần/ngày. Phải điều trị triệt để cương vú để tránh viêm bạch mạch vú và ápxe vú.
Viêm bạch mạch vú: xảy ra với tỉ lệ từ 5 - 10%. Nếu điều trị tốt nứt đầu vú và cương vú thì viêm bạch mạch vú sẽ giảm đi. Biểu hiện lâm sàng là sốt cao, rét run, bên vú bị thương tổn sưng to căng và rất đau, xuất hiện một vùng đỏ trên vú rất đau khi sờ vào, nổi hạch nách. Xử trí: cho người mẹ nghỉ ngơi tại giường, chườm nóng tại chỗ,thuốc giảm đau. Sau 24 giờ nếu không hết thì cho dùng kháng sinh.
Viêm ống dẫn sữa: hay xảy ra sau cương vú và viêm bạch mạch. Người mẹ sốt cao, ở vú có các nhân cứng và đau, hạch nách sưng to và đau. Nếu vắt sữa lên một miếng bông gòn sẽ thấy có những mảnh vàng nhạt(có mủ trong sữa). Điều trị bao gồm: nghỉ ngơi tại giường, vắt sữa bỏ đi, lấy sữa này làm xét nghiệm tìm vi khuẩn, cho kháng sinh chống tụ cầu (hay gặp), thuốc chống viêm. Sau khi điều trị, bệnh khỏi hoặc tiến triển thành ápxe.
Ápxe vú: đây là biến chứng nặng nhất, hậu quả của viêm ống dẫn sữa không được điều trị tốt. Bệnh nhân sốt cao,vú bị sưng nóng đỏ đau. Điều trị bằng cách chọc dẫn lưu.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Mùa lạnh phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ (23/10/2017)
- Trời lạnh, đề phòng trẻ viêm tiểu phế quản (16/10/2017)
- Phòng bệnh viêm hô hấp lúc giao mùa cho trẻ (15/10/2017)
- Cách chọn và dùng thuốc trị ngạt mũi cho trẻ (7/10/2017)
- Vệ sinh mũi họng đúng cách cho trẻ (25/9/2017)
- Phòng bệnh cho trẻ em vào mùa mưa (18/9/2017)
- Cẩn thận hội chứng rung lắc ở trẻ (16/9/2017)
- Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em (16/9/2017)
- Cách phát hiện sớm sốt xuất huyết ở trẻ (11/9/2017)
- Những lưu ý khi chăm sóc trẻ trong mùa mưa (29/8/2017)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều