Trẻ bị ho: 'thuốc' tốt nhất là không dùng thuốc
Cập nhật: 15/11/2018 | 4:07:33 PM
Lời khuyên để chữa trị khi trẻ bị ho của các chuyên gia y tế là nên dùng thảo dược dạng nước như mật ong thay vì dùng thuốc.
Cha mẹ nên kiên nhẫn, bình tĩnh và chữa ho cho con bằng nhiều cách mà không dùng thuốc - Ảnh: Benadryl
Về mùa thu đông, tiết trời khô hanh và lạnh khiến nhiều trẻ em bị ho và cảm cúm. Đối diện với tình trạng này, các bậc cha mẹ thường rất lo lắng và sốt ruột. Nhiều người trở nên cuống cuồng, bối rối khi con trẻ mỗi đêm khó ngủ vì ho và liên tục chảy nước mũi.
Tâm lý thường thấy là cha mẹ nhanh chóng tìm đến bác sĩ, dược sĩ để mua loại thuốc tốt nhất cho con mình. Thậm chí, nhiều người còn sẵn sàng bỏ ra số tiền không nhỏ để mua những loại thuốc ngoại nhập, thuốc không kê đơn với hi vọng "nhanh chóng cắt đứt cơn ho" của trẻ.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên bậc cha không nên thất vọng khi biết rằng trên thực tế không có loại thuốc ho đặc trị nào thực sự "tốt" cho con của họ. Thuốc để trị bệnh nhưng cũng có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, thuốc trị ho tốt cho cơ thể nhất là thảo dược dạng nước như siro hoặc mật ong.
Các chuyên gia y tế và nhà khoa học khắp thế giới từng thực hiện nhiều nghiên cứu về tác dụng thực sự của các loại thuốc trị ho, cảm lạnh không kê đơn, cũng như câu hỏi liệu chúng có gây hại cho sức khỏe hay không.
Tiến sĩ, Bác sĩ Mieke van Driel thuộc Đại học Queensland (Australia), cho biết: "Các bậc cha mẹ luôn lo lắng rằng có điều gì đó tồi tệ đang xảy ra khi con bị ho và họ phải làm điều gì đó để chấm dứt nó. Thật không may, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có rất ít bằng chứng về tác dụng của những loại thuốc trị ho không kê đơn".
Theo Tiến sĩ Mieke van Driel, ngoài việc cần phải nhận thức rõ những loại thuốc này không có tác dụng trị dứt điểm cơn ho của trẻ, cha mẹ cũng cần phải hiểu rằng có những tác dụng phụ rõ ràng nếu cho trẻ dùng thuốc.
Cơ quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ (FDA) từng đề nghị cấm sản xuất và buôn bán các loại thuốc trị ho, cảm lạnh cho trẻ dưới 2 tuổi mà không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y Tế. Sau đó, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ bổ sung khuyến nghị không dùng thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi.
Sau khi các công ty dược phẩm thu hồi sản phẩm thuốc trị ho cho trẻ sơ sinh, thay đổi nhãn khuyên không sử dụng ở trẻ nhỏ, các nhà nghiên cứu tìm thấy số lượng trẻ em đến phòng cấp cứu vì gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc giảm đáng kể.
Theo các nghiên cứu khoa học trước đây cho thấy, tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc là ảo giác, rối loạn nhịp tim, nặng hơn là trầm cảm.
Về vấn đề trẻ bị chảy nước mũi, ngạt mũi hoặc ho do cảm lạnh thông thường, tiến sĩ Shonna Yin, thuộc khoa Y khoa, Đại học New York cho biết rằng: chúng sẽ tự hết. Cha mẹ nên kiên nhẫn, bình tĩnh và xoa dịu con cái mình bằng nhiều cách mà không dùng thuốc.
Có thể cho con uống nhiều nước, ngậm mật ong nếu bé trên một tuổi. Hoặc dùng nước muối loãng để rửa mũi và họng.
(Nguồn: tuoitre.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Cảnh báo chứng lo âu, trầm cảm của tre khi ”dán mắt” vào thiết bị thông minh (5/11/2018)
- Lưu ý đặc biệt khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ (15/10/2018)
- Sai lầm hay gặp khi xử trí viêm tai giữa ở trẻ (21/8/2018)
- Ngừa các biến chứng khi bé viêm xoang (12/8/2018)
- Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà (6/8/2018)
- Cách chăm sóc trẻ khi chuyển mùa hè - thu cha mẹ nào cũng cần biết (3/8/2018)
- Cách nào tăng cường miễn dịch cho trẻ? (14/6/2018)
- 6 loại tai nạn hay gặp nhất ở trẻ em và cách phòng ngừa (8/6/2018)
- Xử trí đúng cách khi trẻ sốt cao (6/6/2018)
- 4 loại bệnh trẻ em hay gặp nhất mùa nắng nóng cha mẹ cần biết (25/5/2018)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều