Ghi nhận sự xuất hiện vi rút Parecho tại Úc
Cập nhật: 4/5/2016 | 8:14:13 AM
Vi rút Parecho ở người (HPeV1 và HPeV2) được phân lập đầu tiên năm 1956. Vi rút Parecho thuộc họ Piconaraviridae, có 6 týp vi rút gồm (Human Parechoviruses -HPeV) HPeV1, HPeV2, HPeV3, HPeV4, HPeV5 và HPeV6. Parecho là một loại vi rút liên quan chặt chẽ với vi rút Entero.
Hầu hết nhiễm vi rút Parecho ở mức độ nhẹ, chủ yếu gây tổn thương hệ tiêu hóa và hô hấp. Các trường hợp nhiễm vi rút Parecho có thể không biểu hiện triệu chứng, nhưng đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi nhiễm vi rút Parecho thường có biểu hiện sốt, cáu gắt, thờ ơ, phát ban, thở nhanh, tiêu chảy hoặc phân lỏng. Trường hợp nặng có thể gây viêm gan và viêm não. Bệnh do vi rút Parecho thường lây lan và trên 95% trường hợp nhiễm ở lứa tuổi từ 2-5 tuổi. Một số trường hợp bệnh diễn biến rất nhanh do vi rút có thể ảnh hưởng đến não dẫn đến co giật hoặc giật cơ. Bệnh lây truyền từ người này sang người khác do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mũi, họng (nước bọt, đờm hoặc dịch nhầy mũi), giọt (hắt hơi, ho) hoặc phân của người bệnh. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
Vi rút Parecho đã ghi nhận tại Mỹ vào thập kỷ 90, có ảnh hưởng đến khả năng vận động và giải quyết vấn đề của trẻ. Tại Nhật Bản vi rút HPeV (HPeV-3) được phân lập từ mẫu phân của bé gái Nhật Bản 1 tuổi năm 2014, nghiên cứu ban đầu về huyết thanh học HPeV-3 tại đây cho thấy 85% trẻ trước tuổi đến trường nhiễm vi rút Parecho. Tại châu Âu đã xác định vi rút này hơn một thập kỷ trước.
Đầu tháng 4/2016, tại Hội nghị khoa học hàng năm của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Úc ở Launceston, một báo cáo khoa học thông báo tại Úc đã ghi nhận trên 100 trẻ Úc phải nhập viện do nhiễm vi rút Parecho vào cuối năm 2013 và đầu năm 2014. Triệu chứng của trẻ trước khi nhập viện là sốt cao, phát ban và thường có cảm giác khó chịu. Các trẻ đều có biểu hiện viêm não đồng thời đã phát hiện vi rút Parecho trong dịch não tuỷ. Giáo sư Cheryly Jones thuộc Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Úc cho rằng nhiễm vi rút Parecho không có khả năng phát triển thành vụ dịch lớn phạm vi toàn cầu nhưng trong thời gian tới sẽ tiếp tục ghi nhận dịch do vi rút này tại Úc.
Các nhà khoa học khuyến cáo phòng chống bệnh do vi rút Parecho tập trung vào những biện pháp sau:
Giữ vệ sinh cá nhân để ngăn ngừa nhiễm vi rút Parecho, ngăn chặn sự lây lan vi rút cho người khác, đặc biệt là người chăm sóc bao gồm rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi lau mũi, thay tã hoặc quần áo bẩn;
Làm sạch quần áo bẩn và các bề mặt hoặc đồ chơi bị nhiễm; khi bị bệnh nên ăn uống và sử dụng đồ dùng riêng.
Người đang cảm lạnh, có triệu chứng cúm hoặc mắc bệnh đường tiêu hóa không nên tiếp xúc với trẻ nhỏ.
Khi chăm sóc trẻ nhỏ ốm nên rửa tay bằng xà phòng hoặc sử dụng chất sát khuẩn nhanh trước khi cho trẻ ăn hoặc chăm sóc.
(Nguồn: vncdc.gov.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Brazil ghi nhận 91.000 ca nhiễm mới virút Zika (28/4/2016)
- Hàn Quốc ghi nhận trường hợp nhiễm virus Zika thứ hai (28/4/2016)
- Canada xác nhận ca đầu tiên nhiễm Zika qua đường tình dục (26/4/2016)
- Colombia ghi nhận thêm hai trường hợp trẻ sơ sinh mắc bệnh đầu nhỏ (25/4/2016)
- Canada phát hiện thêm 2 phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika (20/4/2016)
- Trung Quốc phát hiện 2 ca nhiễm H7N9 mới ở tỉnh Tây Giang (19/4/2016)
- 346 trường hợp nhiễm virus Zika ở Mỹ (15/4/2016)
- Hai ca nhiễm vi rút Zika đầu tiên tại Việt Nam (5/4/2016)
- Guinea: Gần 800 người có nguy cơ lây Ebola được tiêm vắcxin khẩn cấp (4/4/2016)
- Liberia thông báo một trường hợp tử vong mới do virus Ebola (4/4/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều