Thêm 2 trường hợp tái nhiễm Covid-19 ở châu Âu
Cập nhật: 26/8/2020 | 6:04:09 PM
Các nhà khoa học châu Âu cho biết thêm 2 trường hợp bị tái nhiễm virus SARS-CoV-2, một ngày sau ca tái nhiễm đầu tiên được xác nhận ở Hồng Kông
Một nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm virus corona của một phụ nữ trong chương trình xét nghiệm lái xe ở Alkmaar, Hà Lan ngày 8 tháng 4 năm 2020.
Chỉ vài giờ sau ca tái nhiễm Covid-19 đầu tiên trên thế giới được xác nhận ở Hồng Kông hôm thứ hai, các nhà nghiên cứu đã báo cáo một phụ nữ ở Bỉ bị nhiễm virus lần thứ hai. Các chuyên gia virus Hà Lan cũng đã công bố một người cao tuổi ở Hà Lan là trường hợp thứ ba xác nhận tái nhiễm Covid-19.
Các chuyên gia đã sử dụng xét nghiệm di truyền, so sánh phiên bản của virus trong lần nhiễm thứ nhất và thứ hai, để xác nhận những trường hợp này là tái nhiễm riêng biệt, chứ không phải là ảnh hưởng kéo dài của lần nhiễm thứ nhất.
Nhưng chỉ vì một số trường hợp tái nhiễm Covid-19 đã bắt đầu tăng lên trong số hơn 23,69 triệu trường hợp nhiễm virus corona được ghi nhận trên toàn thế giới không có nghĩa là nhiễm virus corona ban đầu không có tác dụng bảo vệ mọi người khỏi bị bệnh trong tương lai, hoặc vắc-xin sẽ không giúp dập tắt đại dịch này.
“Tôi không muốn mọi người sợ hãi,” Maria van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới về Covid-19, cho biết khi được hỏi về trường hợp tái nhiễm ở Hồng Kông. "Chúng tôi cần đảm bảo mọi người hiểu được rằng khi họ bị nhiễm bệnh, ngay cả khi bị nhiễm trùng nhẹ, họ sẽ hình thành đáp ứng miễn dịch."
Các trường hợp tái nhiễm mới ở Bỉ và Hà Lan
Trường hợp tái nhiễm ở Hà Lan, được chẩn đoán ở một người cao tuổi có hệ miễn dịch suy yếu, đã được xác nhận bởi Erasmus MC, nơi nhà virus học Marion Koopmans làm việc.
"Chỉ vì bạn đã hình thành kháng thể không có nghĩa là bạn đã miễn nhiễm", Koopmans nói trong một cuộc phỏng vấn về trường hợp tái nhiễm này.
Nhưng ngay cả khi một người không hình thành khả năng miễn dịch đầy đủ đối với virus và bị tái nhiễm, cơ thể dường như vẫn nhớ những bệnh trước đây của mình. Ngoài các kháng thể, tế bào T và các thành phần khác của hệ thống miễn dịch sẽ phối hợp với nhau để chống lại tốt hơn nhiễm trùng đang hoạt động ở lần thứ hai.
Đó có vẻ là những gì đã xảy ra ở Bỉ, nơi một phụ nữ ở độ tuổi 50 đã nhiễm virus corona vào tháng 3 được báo cáo có chẩn đoán lần thứ hai vào tháng 6.
Nhà virus học người Bỉ Marc Van Ranst cũng chưa công khai dữ liệu đằng sau tuyên bố của mình, nhưng cho biết người phụ nữ hình thành rất ít kháng thể sau lần nhiễm đầu tiên và phỏng đoán đây có thể là lý do khiến bệnh nhân dễ bị tái nhiễm (mặc dù lần nhiễm thứ hai ở bệnh nhân là nhẹ).
“Chúng tôi muốn thời gian giữa hai lần nhiễm lâu hơn. Các kháng thể từ lần đầu tiên không đủ giúp ngăn ngừa nhiễm lần thứ hai."
Ông cho biết những trường hợp tái nhiễm có vẻ hiếm gặp này có thể sẽ tiếp tục xuất hiện trong những tháng tới, khi khả năng miễn dịch của mọi người đối với virus corona (từ lần nhiễm trùng trước đó) suy yếu.
"Có thể sẽ có nhiều người bị nhiễm lần thứ hai sau 6 tháng hoặc 9 tháng," ông nói.
Các nhà nghiên cứu đã báo cáo một trường hợp tái nhiễm ở Hồng Kông
Hai trường hợp tái nhiễm ở châu Âu nâng tổng số trường hợp tái nhiễm chính thức virus corona lên ba, trong số hàng chục triệu trường hợp nhiễm.
Các báo cáo trước đây về 260 trường hợp tái nhiễm từ Hàn Quốc vào tháng 4 hóa ra lại là những ca nhiễm kéo dài. Một trường hợp nghi tái nhiễm khác đã được báo cáo ở Mỹ vào tháng 6, và 3 trường hợp được báo động vào tháng 7 ở Pháp. Nhưng những trường hợp này chưa được coi là tái nhiễm xác nhận vì thời gian giữa các lần xét nghiệm dương tính ngắn hơn, và các nhà khoa học đã không thực hiện giải trình tự gen của virus.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Hồng Kông đã công bố hôm thứ hai rằng "tài liệu đầu tiên trên thế giới về một bệnh nhân đã khỏi Covid-19 nhưng sau đó lại mắc một đợt Covid-19 khác sau đó", sẽ được xuất bản trên tạp chí Clinical Infection Diseases.
Một người đàn ông 33 tuổi, có vẻ khỏe mạnh bị bệnh vào tháng 3 vừa qua đã được chẩn đoán mắc Covid-19 lần thứ hai sau khi từ Tây Ban Nha trở về Hồng Kông vào đầu tháng này.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Lào ghi nhận hơn 5.400 người mắc bệnh sốt xuất huyết (26/8/2020)
- CHDC Congo: Đợt bùng phát dịch sởi kéo dài hơn 2 năm đã chấm dứt (26/8/2020)
- WHO thông báo 100 ca nhiễm Ebola ở miền Tây CHDC Congo (22/8/2020)
- Cán mốc hơn 1.000 ca COVID-19: Lơ là một chút dễ ’’mất trận địa’’ (21/8/2020)
- Bộ Y tế công bố ca mắc Covid-19 thứ 994, từ Phú Thọ đến Bệnh viện E khám (20/8/2020)
- Hơn 22,5 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu (20/8/2020)
- Việt Nam ghi nhận 989 ca mắc Covid-19, cách ly hơn 81 nghìn người (19/8/2020)
- Dịch COVID 19 sáng 18/8: Thế giới ghi nhận 22 triệu ca nhiễm (18/8/2020)
- Bộ Y tế thông tin về 11 trường hợp mắc mới bệnh COVID-19 (16/8/2020)
- Việt Nam ghi nhận thêm 20 trường hợp mắc COVID-19 và 1 ca tử vong (15/8/2020)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều