Việt Nam không sử dụng hóa chất nghi teo não trong nước sinh hoạt
Cập nhật: 16/2/2016 | 2:06:45 PM
Theo ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế: "Việt Nam không sử dụng hóa chất Pyriproxyfen trong nước sinh hoạt, ăn uống"
Tại cuộc họp về dịch bệnh zika sáng ngày 16/2, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, Việt Nam không sử dụng hóa chất Pyriproxyfen trong nước sinh hoạt, ăn uống.
Theo đại diện Tổ chức Y tế Thế giới và đại diện văn phòng Đáp ứng khẩn cấp dịch bệnh mới nổi (EOC) cho biết, hóa chất Pyriproxyfen là hóa chất vẫn được Tổ chức Y tế Thế giới cho phép sử dụng để giệt ấu trùng muỗi trong nước.
Tuy nhiên, gần đây, một nhóm bác sĩ trên Thế giới đã đưa ra thông tin, hóa chất Pyriproxyfen diệt ấu trùng muỗi có khả năng gây teo não ở trẻ. Hóa chất này đã được sử dụng trong chương trình diệt muỗi quy mô lớn để bơm vào nguồn nước sinh hoạt tại Brazil nhằm ngăn chặn sự sinh sôi của ấu trùng muỗi trong các bồn chứa nước.
Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra kết luận, chưa có cơ sở để kết luận hóa chất Pyriproxyfen gây nên chứng teo não ở trẻ.
Cuộc họp của Bộ Y tế về vi rút Zika sáng ngày 16/2
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện Việt Nam không sử dụng dụng hóa chất Pyriproxyfen trong nước sinh hoạt, ăn uống cũng như chương trình phòng chống sốt xuất huyết không sử dụng hóa chất này để diệt ấu trùng muỗi.
Hóa chất Pyriproxyfen mới chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2013. Tính tới thời điểm hiện tại mới nhập được tổng số 9.500 kg và tiêu thụ 2000 kg. Số hóa chất này chỉ được dùng để diệt ấu trùng muỗi trong các loại nước thải.
(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nga ghi nhận trường hợp nhiễm virus Zika đầu tiên ở một phụ nữ (16/2/2016)
- Bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus Zika tại Trung Quốc xuất viện (15/2/2016)
- Chàng trai Việt trở về từ châu Phi nghi nhiễm Ebola (14/2/2016)
- Anh ghi nhận bốn trường hợp nhiễm virus Zika kể từ đầu năm (12/2/2016)
- Trung Quốc ghi nhận trường hợp nhiễm vi rút Zika đầu tiên về từ vùng dịch (12/2/2016)
- Vi rút Zika gây teo não có thể đã xuất hiện tại Việt Nam (5/2/2016)
- Thái Lan, Đức, Australia xuất hiện trường hợp nhiễm virus Zika (3/2/2016)
- Phát hiện ca lây nhiễm virus Zika đầu tiên qua đường tình dục (3/2/2016)
- Danh sách các nước có dịch do vi rút Zika xâm nhập hoặc lưu hành đến ngày 29 tháng 01 năm 2016 (2/2/2016)
- WHO cảnh báo virus Zika (2/2/2016)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều