Ngày 3/9, TS.BS. Lê Đức Nhân – Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng xác nhận, một bệnh nhân vừa tử vong do nhiễm trùng huyết trên nền sốt xuất huyết dengue nặng.
Chính phủ Congo xác định đã có hơn 3.000 ca mắc virus Ebola ở nước này, trong đó hơn 2.000 người đã tử vong, đây là đợt dịch Ebola nghiêm trọng thứ hai được ghi nhận.
Chỉ trong vòng chưa đầy 8 tháng, đã có 208.917 người mắc bệnh, trong đó 882 người đã tử vong. Đáng chú ý là số ca nhiễm bệnh tập trung chủ yếu ở nhóm trẻ em từ 5 đến 9 tuổi.
Liên hợp quốc cho biết Honduras là nước chịu hậu quả nghiêm trọng nhất với 109 trường hợp tử vong, trong đó có nhiều trẻ em. Đây là quốc gia có số tử vong vì sốt xuất huyết cao nhất tại khu vực.
Trong thông báo ngày 21/8, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Bắc Kinh cho biết bệnh nhân 59 tuổi đến thủ đô 3 tháng trước và có tiếp xúc với gia cầm đã giết mổ.
Bảy tháng qua, Myanmar phát hiện 10.757 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó các trường hợp là trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 9 chiếm tỷ lệ cao nhất với 4.473 ca.
Hai quốc gia Nam Á là Sri Lanka và Bangladesh đang ở trong tình trạng căng thẳng về y tế do dịch sốt xuất huyết bùng phát dữ dội với hàng chục nghìn ca nhiễm và gần 100 ca tử vong.
Người dân được khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa như phun thuốc diệt muỗi tại nơi ở, loại bỏ các vật dụng chứa nước không có nắp đậy có thể là nơi để muỗi sinh sản, giữ gìn vệ sinh chung...
Vùng Yangon là nơi ghi nhận có nhiều trường hợp tử vong nhất với 56 người, trong đó 5 người ở khu vực Ayeyarwady, 3 người ở khu vực Bago, 2 người ở khu vực Sagaing và một người ở khu vực Magway.