Bệnh thủy đậu dễ phát thành dịch
Cập nhật: 3/1/2012 | 10:44:40 AM
Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan rất cao và thường dễ bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản, biến chứng thần kinh trung ương...
Nhiều người vẫn quan niệm bệnh thủy đậu là bệnh nhẹ, dẫn tới chủ quan trong ngừa bệnh. Do đó, phụ huynh nên chủ động chủng ngừa cho trẻ trước mùa dịch. Thấy con mệt mỏi, sốt và nổi một vài nốt đỏ trên mặt, cho rằng con bị sốt phát ban, chị Lan, TP HCM chỉ cho con uống thuốc để mấy nốt ban hết. Tuy nhiên, không những ban không hết mà những nốt đỏ xuất hiện ngày một nhiều, nổi thành từng mụn nước lớn, nhỏ khác nhau khắp mặt, lưng và chân tay bé. Phát hoảng, chị đưa con đi bệnh viện mới biết bé bị thủy đậu. Nhờ phát hiện kịp thời và điều trị tích cực, con chị khỏi, nhưng cơ thể và mặt bé đến giờ vẫn còn nhiều vết sẹo lấm chấm. Điều này khiến chị ray rứt mãi. Trường hợp của chị Lan không phải là duy nhất. Nhiều cha mẹ vì vô tình, hay chủ quan đã không phát hiện và xử lý kịp thời, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc về sức khỏe, thậm chí gây tử vong cho con.
Bệnh thủy đậu thường sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu làm trẻ gãi và làm vỡ mụn nước, gây ra tình trạng nhiễm trùng da . |
Thủy đậu hay còn gọi là trái rạ hoặc phỏng rạ do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng, đặc biệt là trường học và cơ quan xí nghiệp. Đỉnh cao của bệnh hay còn gọi là “dịch” xảy ra từ tháng 2 đến 5, và rải rác trong năm. 90% trẻ mắc bệnh trong giai đoạn 1-10 tuổi. Bệnh lây lan rất nhanh qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh ở những nơi đông người, qua việc tiếp xúc với dịch tiết của các bong nước vỡ ra, lây từ mẹ sang con khi bị nhiễm thủy đậu trong thai kỳ. Đặc biệt, bệnh còn có thể lây lan từ những người bệnh ngay trong giai đoạn ủ bệnh chưa có triệu chứng. Do đó rất khó phòng ngừa bệnh thủy đậu bằng biện pháp cách ly.
Khi trẻ bị bệnh thủy đậu thường sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu làm trẻ gãi và làm vỡ mụn nước, gây ra tình trạng nhiễm trùng da. Điều này khiến bé bị tổn thương sâu và để lại sẹo khi lành bệnh. Đây là biến chứng thường gặp nhất của thủy đậu, gây khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt là đối với bé gái. Bên cạnh đó, thủy đậu còn gây viêm phổi, biến chứng thần kinh, thậm chí là nhiễm trùng huyết và có thể dẫn đến tử vong ở một số trường hợp. Riêng đối với những thai phụ không may bị thủy đậu 5 ngày trước khi sanh, tỷ lệ trẻ tử vong do lây từ mẹ có thể lên đến 30%.
Tiêm ngừa thủy đậu sớm để bảo vệ trẻ tốt hơn. |
Phương pháp tốt nhất để phòng ngừa thủy đậu là chủ động chủng ngừa bằng vắc xin. Tốt nhất, phụ huynh là nên chủng ngừa cho con trước khi dịch xảy hay trước khi con tới trường. Đây là phương pháp chủ động và hiệu quả nhất hiện nay. Vắc xin ngừa bệnh thủy đậu là vắc xin sống giảm độc lực, cơ thể cần 3 tuần tạo ra kháng thể ngừa bệnh vì vậy nên chủng ngừa cho trẻ trước khi dịch xảy ra. Do đó, bạn có thể chủng ngừa cho con 1-2 tháng trước mùa dịch, không nên đợi đến khi có dịch mới chủng ngừa, để đảm bảo trẻ được bảo vệ tốt nhất.
Trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn chưa mắc bệnh thủy đậu nên được chủng ngừa bằng 2 liều vắc xin cách nhau ít nhất là 6 tuần. Phụ nữ có thai không chích ngừa vắc xin này và tốt nhất chỉ nên có thai 3 tháng sau khi chủng ngừa. Các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn chủng ngừa phòng bệnh thủy đậu. Việc chủng ngừa không chỉ giúp các bé tránh được bệnh mà còn ngăn chặn việc lây lan cho người xung quanh và tránh sự bùng phát dịch hàng năm trong cộng đồng.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- 9 vấn đề y tế đáng chú ý nhất năm 2011 (30/12/2011)
- Những sự kiện y tế nổi bật năm 2011 (29/12/2011)
- Top 5 nghiên cứu y học thế giới đáng chú ý năm 2011 (27/12/2011)
- 10 phát hiện nổi bật nhất về HIV năm 2011 (25/12/2011)
- Chủ động chống dịch cúm S-OtrH3N2 (21/12/2011)
- Thai phụ có thể tiêm vắc-xin phòng cúm A/H1N1 (15/12/2011)
- Tạo “bom” phá hủy, chống tái phát ung thư (14/12/2011)
- Australia chế ra được vắcxin phòng bệnh Alzheimer (13/12/2011)
- Trẻ mắc “bệnh thời tiết” tăng (8/12/2011)
- Việt Nam chủ động đối phó với cúm mới (7/12/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều