Mỹ đạt bước tiến mới trong phát hiện kháng thể chống virus SARS-CoV-2
Cập nhật: 14/4/2020 | 7:36:32 AM
Các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện sàng lọc và tìm kháng thể với virus trong huyết tương nhằm cung cấp thông tin về phản ứng miễn dịch của người đối với căn bệnh lây nhiễm này.
Vắcxin phòng virus SARS-CoV-2 được bào chế tại phòng thí nghiệm của Cơ quan nghiên cứu vắcxin và kháng thể ở Rockville, bang Maryland, Mỹ ngày 20/3/2020. (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)
Một nhóm nhà khoa học thuộc trường Y khoa Stanford của Mỹ đã thành công trong thử nghiệm nhằm phát hiện các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong các mẫu máu.
Trái ngược với các xét nghiệm chẩn đoán hiện nay về COVID-19 - vốn phát hiện các vật liệu di truyền từ virus SARS-CoV-2 trong dịch tiết qua đường hô hấp, các nhà khoa học Mỹ đã thực hiện sàng lọc và tìm kháng thể với virus trong huyết tương (một chất dịch có trong máu) nhằm cung cấp thông tin về phản ứng miễn dịch của người đối với căn bệnh lây nhiễm này.
Nhóm nghiên cứu do ông Scott Boyd - Phó Giáo sư về dịch tễ học thuộc trường đại học trên đứng đầu, đã phát hiện hai loại kháng thể khác nhau, đó là kháng thể IgM - được tạo ra từ sớm trong phản ứng miễn dịch và có tốc độ suy giảm diễn ra khá nhanh chóng; và kháng thể IgG - có mức tăng chậm hơn sau khi cơ thể nhiễm virus, nhưng thời gian tồn tại trong cơ thể thường lâu hơn.
Giáo sư Thomas Montine - Trưởng khoa Dịch tễ học thuộc trường Y khoa Stanford, cho biết: "Có một số lượng hạn chế các dữ liệu ở Trung Quốc và châu Âu cho thấy đây dường như là chuỗi phản ứng tiếp theo của virus này. Không một ai có thời gian đủ lâu để biết được rằng các kháng thể vẫn tồn tại trong cơ thể bao lâu sau khi nhiễm bệnh."
Cuộc thử nghiệm kéo dài tới 3 ngày của các nhà khoa học thuộc trường Y khoa Standford đã được Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Standford công bố kết quả vào ngày 6/4 vừa qua. Trung tâm này có thể kiểm tra 500 mẫu máu mỗi ngày.
Các xét nghiệm huyết thanh có thể giúp giải đáp những câu hỏi hóc búa, không thể giải quyết bằng các xét nghiệm chẩn đoán COVID-19 đang áp dụng hiện nay, đó là sử dụng phương pháp phản ứng chuỗi polymerase để phát hiện vật liệu di truyền virus.
Theo Giáo sư Montine, "cách tiếp cận đó có thể rất quan trọng trong giai đoạn này, khi chúng ta không có vaccine hoặc các liệu pháp điều trị dứt điểm bệnh COVID-19"./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
- Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nếu nới lỏng có thể bùng phát trở lại (13/4/2020)
- Công bố kết quả thử nghiệm thuốc kháng SARS-CoV-2 đầu tiên (13/4/2020)
- Nói không với xét nghiệm COVID-19 dịch vụ theo yêu cầu (12/4/2020)
- Nhà khoa học Anh nói vắc-xin Covid-19 có thể ”ra lò” vào tháng 9 (12/4/2020)
- Thử nghiệm vắcxin chống COVID-19 của Italy cho kết quả tích cực (11/4/2020)
- Gần 60% bệnh nhân mắc COVID-19 ở Việt Nam đã được điều trị khỏi (10/4/2020)
- Các nhà khoa học Argentina giải mã thành công bộ gien của virus SARS-COV-2 (10/4/2020)
- Giãn cách xã hội giúp Trung Quốc ngăn chặn hiệu quả đại dịch COVID-19 (9/4/2020)
- Việt Nam nghiên cứu dùng huyết tương điều trị bệnh nhân Covid-19 (9/4/2020)
- Bộ Y tế: Covid-19 chuyển sang giai đoạn 3 (8/4/2020)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều