Nuôi cấy nCoV để tìm vắc xin
Cập nhật: 5/2/2020 | 7:35:07 PM
Các nhà khoa học tại Australia, Singapore và Nhật Bản đã nuôi cấy virus corona chủng mới để nghiên cứu vắcxin và phác đồ điều trị.
Đây là một phần trong cuộc chạy đua không ngừng nghỉ của các nhà khoa học thế giới trong cuộc chiến chống lại bệnh viêm phổi do nCoV.
Nhóm nghiên cứu tại Trường Y Duke-NUS của Singapore sử dụng virus đã được phân tách, nuôi cấy bằng các mẫu bệnh phẩm của người dương tính để tìm ra phương pháp chẩn đoán mới, theo dõi dấu hiệu biến thể và điều chế thuốc, vắcxin.
Nhà khoa học thu thập mẫu bệnh phẩm của người bệnh. Ảnh: AFP |
Theo bà Danielle Anderson, trợ lý giáo sư và giám đốc khoa học tại Duke-NUS, đây được coi là nghiên cứu rất có ý nghĩa, giúp đánh giá độ hiệu quả của vắcxin thử nghiệm và chẩn đoán sớm các bệnh nhân không có triệu chứng.
Bà cũng nhận định việc phân tách virus là rất quan trọng trong quá trình thử nghiệm các loại thuốc hiện hành, ứng dụng điều trị viêm phổi.
"Chúng tôi đang ở giai đoạn nuôi cấy nhiều virus hơn để chia sẻ nguồn tài nguyên quý giá này đối với các nhà khoa học khác", bà cho biết.
Để thử nghiệm, các nhà nghiên cứu tiến hành tiêm vắcxin cho động vật, tạo ra kháng thể sau đó để chúng nhiễm virus. Nếu các kháng thể này đánh bại mầm bệnh, vắcxin được đánh giá là có hiệu quả. Quá trình này thường tốn nhiều thời gian hơn điều chế thuốc.
Các chuyên gia tại Australia cho biết mẫu virus được nuôi cấy sẽ tạo ra các kháng thể đặc hiệu với virus corona chủng mới. Họ cũng tham vọng phát triển bộ kit xét nghiệm nhanh, chẩn đoán kịp thời đối với bệnh nhân không có triệu chứng.
Kể từ khi dịch viêm phổi bùng phát, các nhà khoa học đã trải qua khóa đào tạo chuyên môn để xử lý virus và được tư vấn an toàn sinh học đầy đủ.
Nhân viên y tế Trung Quốc mặc đồ bảo hộ trong khu vực chuyên biệt. Ảnh: Reutres |
Theo Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản cũng làm việc theo phương hướng tương tự. Ông gọi đây là nhiệm vụ cấp bách, đặc biệt trong bối cảnh số ca bệnh ở nước này đang gia tăng nhanh chóng.
Bộ Y tế Thái Lan hôm 2/2 cũng thông báo, người phụ nữ 71 tuổi người Trung Quốc bị nhiễm nCoV sau khi được điều trị kết hợp bằng thuốc cúm và HIV cho thấy sự cải thiện đáng kể. Xét nghiệm lâm sàng của bà trong 48 giờ có kết quả âm tính.
Australia hiện có 12 trường hợp nhiễm bệnh viêm phổi, Singapore ghi nhận 18 ca dương tính, con số này tại Thái Lan, Nhật Bản lần lượt là 19 và 20. Hầu hết bệnh nhân đều là khách du lịch đến từ Vũ Hán, ngoại trừ hai người Singapore lây bệnh khi đến thăm các thành phố thuộc tỉnh Hồ Bắc.
Theo Leong Hoe Nam, chuyên gia nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm, việc giải mã trình tự gene của virus từng được thực hiện trong vụ dịch SARS, song tốn rất nhiều thời gian và tiền của vì công nghệ y học còn hạn chế. Lần này nuôi cấy nCoV là kết quả của việc thành lập nhiều tổ chức nghiên cứu mới sau đại dịch cách đây gần hai thập kỷ.
"Lần này, Trung Quốc có thể công bố mã gene của virus chỉ trong vài ngày", ông Leong nhận xét.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- Phác đồ điều trị bệnh do virus corona của Việt Nam tiệm cận thế giới (5/2/2020)
- Hàn Quốc phân tách thành công chủng mới của virus corona (5/2/2020)
- Thủ tướng: Chống dịch quyết liệt nhưng không được hoang mang, dao động (5/2/2020)
- Vì sao tỷ lệ tử vong ở Vũ Hán cao? (5/2/2020)
- WHO nhận định thế giới hiện chưa rơi vào ’’đại dịch’’ nCoV (5/2/2020)
- Số bệnh nhân bị sốt do virus corona tại Trung Quốc đang giảm dần (5/2/2020)
- Bệnh nhân dương tính virus corona có được điều trị miễn phí? (4/2/2020)
- Phát hiện biến đổi gen khó lường của virus corona khi lây từ người sang người (4/2/2020)
- Trung Quốc đồng ý để Mỹ trợ giúp dập dịch viêm phổi Vũ Hán (4/2/2020)
- Mạng Internet - công cụ hỗ trợ đắc lực phòng chống dịch bệnh (4/2/2020)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều