Phát hiện cấu trúc vi-rút EV71 cực độc gây bệnh tay chân miệng
Cập nhật: 8/3/2012 | 1:25:20 PM
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những chi tiết mới về cấu trúc của vi-rút gây bệnh phù não và liệt đe dọa mạng sống ở trẻ em, mở ra hướng phát triển các thuốc kháng vi-rút để điều trị căn bệnh này.
Enterovirus 71 (EV71) gây bệnh tay-chân-miệng và thường gặp trên toàn thế giới. Mặc dù bệnh thường không gây chết người, nhưng vi-rút được ghi nhận là gây viêm não (căn bệnh đe dọa tính mạng gặp chủ yếu ở vùng châu Á-Thái Bình Dương).
Hiện có 2 nghiên cứu báo cáo các kết quả mới về cấu trúc của vi-rút này. Cả hai nhóm đã dùng kỹ thuật tinh thể học tia X để xác định cấu trúc chính xác của vi-rút, cho thấy tương đồng với đặc điểm của các enterovirus liên quan, bao gồm vi-rút bại liệt. Tuy nhiên, đặc điểm quan trọng khác biệt là một phân tử nhỏ - được gọi là “yếu tố túi” - nằm trong một túi ở vỏ bảo vệ của vi-rút, nhô ra một phần trong EV71.
Khi vi-rút gắn vào tế bào người, yếu tố túi này đã chen lấn với túi của nó dẫn tới mất ổn định phân tử vi-rút, sau đó phân hủy và giải phóng chất di truyền để nhiễm vào tế bào và tái tạo.
Các nhà nghiên cứu đã phát triển thuốc kháng vi-rút đối với các enterovirus khác như rhinovirus gây bệnh cảm lạnh thông thường. Những thuốc này hoạt động bằng cách thay thế yếu tố túi bằng một phân tử gắn chặt hơn yếu tố túi thực sự. Việc này gây cản trở nhiễm theo 2 cách: phân tử thuốc lấp kín túi, gây khó khăn cho vi-rút gắn vào tế bào người. Ngoài ra, vì thuốc gắn chặt vào túi, nó ổn định virus, ngăn cản phân hủy và giải phóng các chất di truyền của nó vào tế bào vật chủ.
Tuy nhiên, trong EV71, một phần yếu tố túi gắn ngoài túi, để lộ đầu thấm nước nên để ngăn ngừa nhiễm EV71, các thuốc kháng vi-rút phải có một đầu thấm nước ở cuối bắt chước yếu tố túi này.
Bệnh tay-chân-miệng là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, đôi khi gặp nhiều ở những nơi trông trẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong số 427.278 trường hợp mắc bệnh được báo cáo tại Trung Quốc đại lục từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2010, 5.454 trường hợp được phân loại là nặng, với 260 ca tử vong.
(Nguồn: Sciencedaily)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Nhu cầu đặt ăn trưa cho Hội nghị Khoa học thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (21/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Thuê dịch vụ siêu âm (20/11/2024)
- Chính thức điều chỉnh giá gần 500 dịch vụ y tế từ giữa tháng Tư (6/3/2012)
- Thêm một ca tử vong vì cúm gia cầm tại Indonesia (27/2/2012)
- S-Otr H3N2 và nỗi lo đại dịch (25/2/2012)
- Việt Nam nghiên cứu thành công vắc xin cúm A/H5N1 và cúm A/H1N1 (25/2/2012)
- “Vũ khí” mới chống ung thư (24/2/2012)
- Bệnh tay chân miệng tái bùng phát ở miền Trung (22/2/2012)
- Chính phủ yêu cầu sớm dập tắt dịch cúm A/H5N1 (21/2/2012)
- Bệnh tay chân miệng tăng mạnh (21/2/2012)
- Tổng kiểm tra công tác y tế phục vụ Hội nghị xúc tiến đầu tư (20/2/2012)
- Thanh Hóa: Dịch cúm gia cầm lan trên diện rộng (20/2/2012)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều