Thông tin cơ bản về vắc xin và tiêm chủng
Cập nhật: 7/6/2020 | 11:29:59 AM
Tổ chức Y tế Thế giới nhận định, thế kỷ XX mệnh danh là thế kỷ chống nhiễm trùng với hai phát kiến nổi bật là kháng sinh và vắc xin phòng bệnh.
Từ đây, đưa ra một nguyên lý y học bất di dịch: Trị nhiễm trùng dùng kháng sinh, phòng nhiễm trùng tiêm phòng vắc xin”.
Dưới đây là những thông tin cơ bản về vắc xin và tiêm chủng
Lịch sử của tên gọi vắc xin
Đây là tên có được sau một nghiên cứu lâu đến 20 năm: Edward Jenner (1749-1822), bác sĩ miền quê nước Anh, thấy rằng những người vắt sữa bò không bao giờ mắc bệnh đậu mùa. Ông ta nghĩ rằng có lẽ những người này do mắc bệnh bệnh đậu bò (cowpox), dạng như đậu mùa nhưng nhẹ hơn, ít nguy hiểm hơn, đã giúp cho họ có khả năng bảo vệ khỏi bệnh đậu mùa.
Jenner lấy một số mủ từ tay của một cô gái vắt sữa bị mắc đậu bò đưa vào da chú bé James Phipps, số lượng mủ tăng dần dần. Sau đó ông cố tình cho Phipps lây bệnh đậu mùa. Bệnh phát ra nhưng lành nhanh ngay sau đó và chẳng để lại di chứng nào.
Vậy là, vào năm 1796, sau hơn 20 năm quan sát và nghiên cứu, bác sĩ Jenner là người đầu tiên tìm ra thuốc chủng ngừa đậu mùa. Thời đó, bệnh đậu mùa là căn bệnh quá khủng khiếp về mức độ lây lan và các biến chứng để lại vĩnh viễn trên da như rỗ mặt, sẹo da….Việc tìm ra thuốc chủng bệnh đậu mùa đã giúp Jenner được giải thưởng quốc gia đến 500.000 quan, quá lớn vào thời đó.
Vì bệnh đậu bò và “thuốc” chủng ngừa đậu mùa đều có liên quan đến con bò cái, vacca theo tiếng La tinh, nên từ vắc xin (vaccin, thuốc chủng) ra đời từ đây.
Vắc xin là gì? Hoạt động như thế nào?
Khi một vi sinh vật lạ, kháng nguyên (antigen), xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ được "báo động" và "lưu giữ" những thông tin này. Các tế bào bạch cầu lympho B sẽ được kích hoạt để sản sinh ra các kháng thể (antibody) đặc hiệu để chống lại đúng các vi sinh vật lạ đã xâm nhập. Lượng kháng thể được sinh tổng hợp càng nhiều khi vật lạ vào cơ thể càng lặp lại nhiều lần.
Nhấn để phóng to ảnh
Cơ chế hoạt động của vắc xin
Vắc xin thường là xác chết, các protein hay những biến thể suy yếu, giảm độc lực của các vi sinh vật gây bệnh đóng vai các kháng nguyên. Khi các vắc xin được đưa vào cơ thể dưới dạng thức tiêm chủng, chúng sẽ kích thích hệ miễn dịch giống hệt các vi sinh vật xâm nhập và các kháng thể được tạo thành. Có thể nôm na rằng, tiêm chủng vắc xin là cách “tập trận” cho cơ thể nhận biết mầm bệnh để chống lại thông qua việc sản xuất các kháng thể đặc hiệu tương ứng. Để lượng kháng thể càng nhiều chúng ta cần tiêm nhắc vắc xin nhiều lần.
Kháng thể có tính đặc hiệu rất cao, ví như vắc xin bại liệt không phòng được bệnh dại, vắc xin viêm gan không phòng được ho gà…
Sau vắc xin đậu mùa do bác sĩ Edward Jenner phát hiện, nhiều vắc xin phòng bệnh khác lần lượt ra đời đáng kể như: thuốc chủng ngừa bệnh dại và bệnh than của Louis Pasteur, thuốc chủng ngừa bệnh dịch hạch của Alexandre Yersin, thuốc chủng ngừa lao B.C.G do Calmette và Guerin….
Hiện nay, có rất nhiều vắc xin phòng bệnh được bào chế theo cùng nguyên lý gây miễn dịch “tập trận” cho con người như suy nghĩ của Jenner cách đây hơn 200 năm !!!
Đặc biệt, với các bệnh lây nhiễm do virus, vốn không có thuốc điều trị đặc hiệu, như bệnh dại, bại liệt, cúm, sởi, viêm gan siêu vi B…thì vắc xin là liệu pháp hiệu quả chắc chắn nhất…
Chủng ngừa vắc xin là chủ động phòng bệnh hiệu quả
Với tính phòng vệ chủ động và đặc hiệu (chọn lọc) cao, chủng ngừa vắc xin là cách phòng ngừa các bệnh lây nhiễm cực kỳ chính xác và hiệu quả.
Hiện nay, với những tiến bộ vũ bão trong y khoa, đặc biệt là về công nghệ gene (gene engineering), khá nhiều bệnh nhiễm trùng chưa hoặc không thể điều trị, gây nhiều di chứng, thậm chí gây tử vong có thể phòng ngừa hiệu quả qua việc tiêm phòng vắc xin. Danh sách các bệnh “nan y”, chữa khó nhưng phòng ngừa được nhờ vắc xin khá dài như: bệnh dại, đậu mùa, sốt bại liệt, viêm não Nhật Bản, viêm gan siêu vi B, sởi Đức (rubella), bệnh cúm mùa.v.v …
Trên thế giới, Chương trình Tiêm chủng mở rộng (expanded program of immunization EPI) là một khâu quan trọng được cả WHO, UNICEF và ngành y tế của các nước trên toàn cầu đặt hàng đầu. Ngay ở Mỹ, người ta vẫn duy trì được tỉ lệ tiêm chủng cao và để tránh lây bệnh ra cộng đồng, luật pháp các tiểu bang không cho phép trẻ chưa tiêm chủng học ở các trường học. Ở Việt Nam, chính nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, chúng ta gần như thanh toán được bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván…
Vắc xin: món quà y học “vô giá”
Nhờ phát minh thuốc chủng bệnh đậu mùa (smallpot) của Edward Jenner (1749-1822), thế giới đã “xóa sổ” bệnh đậu mùa và WHO treo giải thưởng rất lớn (nghe đâu đến 200 ngàn USD) cho ai phát hiện ca đậu mùa mới.
Ngày 06 tháng 7 năm 1885, nhờ vắc xin ngừa bệnh dại, Pasteur đã cứu sống cậu bé Joseph Meister, bị chó dại cắn trước đó. Thành công này còn vang dội hơn vắc xin đậu mùa vì rằng cho đến nay bệnh dại là bệnh “không chữa được” (untreatable), nếu để bệnh phát bệnh chỉ còn đường chết !
Năm 1952, Jonas Salk phát triển vắc xin ngừa bệnh bại liệt dạng tiêm bằng virus bị suy yếu, giảm độc lực được sử dụng trên toàn thế giới. Đến năm 1957, Albert Sabin lại phát triển loại vắc-xin bại liệt dạng uống đầu tiên. Bại liệt là căn bệnh rất ác hiểm, đứa trẻ mắc bệnh hoặc chết hoặc tàn phế suốt đời.
Nhấn để phóng to ảnh
Lịch tiêm chủng cho trẻ em
Danh sách các món vắc xin “quà tặng” còn quá dài. Chỉ xét riêng 12 vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em EPI, cũng dễ dàng thấy lợi ích của tiêm chủng vắc xin cho trẻ em.
Ở nước ta, vào cuối thế kỷ XX, bại liệt, ho gà và viêm não Nhật Bản gần như đã vắng bóng, nhưng do lơ là tiêm chủng bệnh phát trở lại. Từ đầu năm 2017 đến hết tháng 5, toàn quốc có 119 trẻ mắc ho gà, trong đó có 2 trẻ trong đó đã tử vong. Và hiện nay, dù vắc xin ngừa dại vẫn đầy đủ ở các Trung tâm Y học dự phòng CDC, thỉnh thoảng vẫn có ca tử vong do khinh suất không tiêm phòng khi bị chó cắn.
Thay lời kết
Vắc xin phòng bệnh đúng là món quà y học “vô giá”, một “vũ khí” phòng bệnh rất khoa học và vô cùng hiệu quả cho mọi nhà, mọi người.
Trong khi bệnh Covid-19 đang bùng phát toàn cầu, hy vọng các nhà khoa học với những công nghệ 4.0, sẽ nhanh chóng phát triển được vắc xin đặc hiệu để ngăn chặn đại dịch quái ác này.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
- Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo đại dịch COVID-19 chưa chấm dứt (5/6/2020)
- 4 nước châu Âu thành lập liên minh vắcxin ngừa virus SARS-CoV-2 (4/6/2020)
- WHO khẳng định virus SARS-CoV-2 vẫn chưa hề suy yếu (3/6/2020)
- Tình hình dịch bệnh tại châu Á cũng có nhiều diễn biến đáng lo ngại (1/6/2020)
- Nghiên cứu giải pháp chống lây lan virus trong khoang máy bay (27/5/2020)
- Mỹ nỗ lực rút ngắn cuộc đua vaccine Covid-19 (26/5/2020)
- Đại học Oxford mở rộng diện thử nghiệm vắcxin phòng COVID-19 (23/5/2020)
- Việt Nam tiêm thử nghiệm đợt 2 vắc xin Covid-19 trên chuột (21/5/2020)
- Triển khai tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2020 (20/5/2020)
- Kết quả hứa hẹn trong thử nghiệm vắcxin phòng COVID-19 tại Mỹ (19/5/2020)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều