Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Việt Nam phản ứng nhanh chóng trước dịch sởi

Cập nhật: 29/4/2014 | 1:19:11 PM

Trả lời báo chí, TS. Kohei Toda, thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chia sẻ những quan điểm của WHO về dịch sởi ở Việt Nam hiện nay.

Theo số liệu do Tổ chức Y tế Thế giới công bố, dịch sởi đã tấn công toàn thế giới trong năm 2013 và 2 tháng đầu năm 2014, không ngoại trừ cả châu Âu. Trong khoảng thời gian này có khoảng trên 180 nghìn ca mắc sởi trên toàn thế giới. 

Năm 2013 và 2 tháng đầu năm 2014, Tổ chức Y tế thế giới ghi nhận 181.813 trường hợp mắc sởi, tập trung tại các khu vực Châu Phi (78.922 trường hợp), Tây Thái Bình Dương (37.989 trường hợp), Châu Âu (31.726 trường hợp).

Tại các nước khu vực Tây Thái Bình Dương, năm 2013 cả khu vực ghi nhận 30.910 trường hợp mắc sởi, tăng gần 3 lần so với 2012: Trung Quốc (26.912 ca mắc, 27 ca tử vong), Philippines (2.417 ca mắc, 26 ca tử vong), Malaysia (174 ca mắc), Hàn Quốc ( 115 ca mắc).

Riêng trong 2 tháng đầu năm 2014 đã có 11.139 trường hợp mắc sởi. Các nước có số mắc cao trong 2 tháng năm 2014 là Trung Quốc (6.104 ca mắc, 2 ca tử vong), Philippines (3.706 ca mắc, 69 ca tử vong).

Ông nhận định: Việt Nam đã phản ứng rất nhanh chóng và đã huy động đầy đủ hệ thống y tế của mình để đối phó với sự bùng nổ của dịch bệnh. Các bác sĩ và y tá đang làm việc hết công suất để cứu sống các bệnh nhi. Còn ở các điểm tiêm chủng của 63 tỉnh thành cũng đang nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng trẻ em được chủng ngừa bệnh sởi.

Phóng viên: Cho đến nay dịch sởi đã bùng phát mạnh với nhiều trường hợp mắc mới ở nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Singapore, Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam. Tại sao dịch sởi lại bùng phát trở lại với những biến chứng phức tạp?

Ông Toda: Từ năm 2000 đến năm 2012, việc tiêm phòng vắc xin sởi đã làm giảm 78% tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này trên toàn thế giới, kể cả ở những quốc gia nói trên. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận trẻ em không được tiêm phòng hoặc chưa đến tuổi tiêm phòng ở những quốc gia này có nguy cơ làm virus sởi lây lan.

Cần phải nhớ rằng sởi là một căn bệnh rất dễ lây, nó có khả năng lây lan rất nhanh ở những người không có miễn dịch hoặc không được tiêm phòng. Để ngăn chặn sự lan rộng của dịch sởi, một quốc gia cần đạt ít nhất 95% trẻ em có miễn dịch với 2 mũi vắc xin.

Chương trình tiêm chủng quốc gia của Việt Nam thực hiện tiêm chủng thường xuyên cho hơn 1,7 triệu trẻ Việt Nam nhằm phòng chống lại 10 bệnh quan trọng , trong đó có bệnh sởi.

TS. Kohei Toda. Ảnh Internet.

TS. Kohei Toda. Ảnh Internet.

Ngành y tế và cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một chương trình tiêm chủng. Ngành y tế của Việt Nam đã cung cấp một sự đầu tư bền vững cho chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia để đảm bảo tiêm chủng bao phủ trong cộng đồng.

Các bậc cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu những rủi ro liên quan đến các bệnh ở trẻ em, và đảm bảo rằng con cái của họ được thông tin đầy đủ về chương trình tiêm chủng quốc gia.

WHO rất quan tâm đến tình hình dịch sởi hiện nay tại Việt Nam, Bộ Y tế đã thông báo hơn 3.500 xác nhận trường hợp nhiễm bệnh và hơn 120 trường hợp tử vong. Bất kỳ cái chết của một đứa trẻ nào cũng đều là một bi kịch, và chúng ta có khả năng để ngăn chặn bệnh sởi thông qua tiêm chủng.

Bệnh sởi ở Việt Nam lây lan thông qua các nhóm của những trẻ em chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, hoặc ở những trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng. Bất cứ khi nào xuất hiện bệnh sởi, rất khó để kiểm soát, ngay cả trong các nước công nghiệp tiên tiến nhất.

Phóng viên: Dịch sởi ở Việt Nam lây lan từ đâu, thưa ông?

Ông Toda: Như tôi đã đề cập bệnh sởi là do lây nhiễm và một khi bệnh bắt đầu lây nhiễm ở trẻ em rất khó để ngăn chặn nhất là ở những trẻ em không được hoặc chưa được tiêm vắc xin.

Các biện pháp phòng ngừa là quan trọng nhất, cần phải đảm bảo rằng trẻ em từ 9 tháng đến 14 tuổi được tiêm phòng sởi. Cha mẹ cần phải đưa con em của mình đi tiêm vắc xin để tránh dịch bệnh lây lan càng sớm càng tốt, nhất là ở những đứa trẻ chưa được tiêm chủng. Làm thế nào để ngăn chặn và kiểm soát dịch sởi ở Việt Nam ư? Tôi cho rằng Việt Nam đã phản ứng rất nhanh chóng và đã huy động đầy đủ hệ thống y tế của mình để đối phó với sự bùng nổ của dịch bệnh. Các bác sĩ và y tá đang làm việc hết công suất để cứu sống các bệnh nhi. Còn ở các điểm tiêm chủng của 63 tỉnh thành cũng đang nỗ lực hết sức để đảm bảo rằng trẻ em được chủng ngừa bệnh sởi.

Tuần trước, tôi đã đến thăm Bệnh viện Nhi trung ương, với sự hỗ trợ của Chính phủ, bệnh viện đã thành lập ngay một đơn vị chăm sóc đặc biệt cho trẻ em để điều trị các trường hợp biến chứng nặng của bệnh sởi và làm giảm tình trạng quá tải. Nhiều trẻ đã bị viêm phổi, một biến chứng của bệnh sởi và hiện đã được đảm bảo có máy thở.

Việt Nam đã phản ứng rất nhanh chóng và đã huy động đầy đủ hệ thống y tế của mình để đối phó với sự bùng nổ của dịch bệnh. Các bác sĩ và y tá đang làm việc hết công suất để cứu sống các bệnh nhi... Ảnh: WHO

Việt Nam đã phản ứng rất nhanh chóng và đã huy động đầy đủ hệ thống y tế của mình để đối phó với sự bùng nổ của dịch bệnh. Các bác sĩ và y tá đang làm việc hết công suất để cứu sống các bệnh nhi... Ảnh: WHO

Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về mức độ nguy hiểm của dịch sởi hiện nay?

Ông Toda: Bệnh sởi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới. Đây là một căn bệnh rất dễ lây, nó sẽ tấn công trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc chưa đến tuổi tiêm chủng. Trẻ em có những bệnh tiềm ẩn như bệnh tim, viêm phổi hoặc bị suy dinh dưỡng dễ bị tổn thương nặng hơn nếu chúng bị nhiễm sởi, và có thể chết vì viêm phổi, tiêu chảy và viêm não khi biến chứng.

Một vấn đề cần lưu ý là đã có một số trường hợp nặng đã tử vong tại Bệnh viện nhi trung ương tại Hà Nội, nơi tuyến đầu của cả nước. Nhiều em đã tử vong vì mắc sởi trên nền các bệnh như bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa, dị tật bẩm sinh…

Virus sởi rất dễ lây lan ở những nơi đông đúc như bệnh viện chẳng hạn, sẽ rất khó khăn để cách ly cho bệnh nhân, và khó để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Hiện nay không có thuốc điều trị kháng virus cụ thể đối với bệnh sởi. Nếu phụ huynh nghi ngờ nhiễm bệnh sởi, điều quan trọng là phải theo dõi các triệu chứng của con em mình và cho trẻ em ăn các thức ăn dễ tiêu, đủ chất, uống nước đầy đủ và cách ly với những đứa trẻ khác.

Để đảm bảo bệnh không lây lan hơn nữa, nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nếu ho hoặc hắt hơi nên dạy trẻ che miệng khi ho… Đây được xem là những biện pháp phòng ngừa tốt nhất.

Đối với các bậc cha mẹ cần đưa trẻ em đi tiêm phòng càng sớm càng tốt đối với những trẻ chưa được tiêm phòng hoặc những trẻ đã đến tuổi tiêm phòng.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông.

(Nguồn: suckhoedoisong.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014