Việt Nam có âm thầm giấu dịch Covid hay không?
Cập nhật: 29/2/2020 | 8:32:28 AM
Nhiều người không tin Việt Nam đã không chế được dịch Covid-19 mà đang âm thầm dấu dịch. Đây là thực tế đang gây tâm lý hoang mang, bất an trong cộng đồng
Xu hướng người dân tiếp cận những thông tin không chính thống, thông tin thiếu kiểm chứng, không có cơ sở khoa học về dịch Covid-19 trên mạng xã hội đang ngày càng lan rộng. Trong cuộc họp cung cấp thông tin đến báo chí do Bộ Y tế tổ chức ngày 25/2, tại TPHCM ông Vũ Mạnh Cường, Vụ phó Vụ truyền thông Thi đua Khen thưởng (Bộ Y tế) đã đề cập đến vấn đề trên và khẳng định Việt Nam đang nỗ lực đi trước một bước trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, không có việc giấu dịch.
Việt nam đã chủ động các phương án phòng chống dịch ngay từ khi Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc
Không giấu dịch là nguyên tắc cơ bản nhất của Việt Nam trong việc phòng chống Covid. Chúng ta đang tồn tại trong một thế giới mở, được liên kết chặt chẽ với nhau, việc công khai, minh bạch, không dấu dịch là điều kiện tiên quyết để đẩy lùi dịch bệnh bằng sức mạnh của cả cộng đồng.
Nguyên tắc này trên thực tế có được thực hiện hay không là câu hỏi đang được nhiều người đặt ra. Ông Mạnh Cường cho biết: Cùng với 2 trung tâm tại Viện Pasteur, TPHCM và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, khoảng 1 năm trước, 2 văn phòng đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng được mở thêm tại Viện Pasteur Nha Trang và tại Viện Vệ sinh dịch Dịch tễ Tây Nguyên. Các trung tâm trên được Bộ Y tế Việt Nam phối hợp với Cơ quan Kiểm soát Bệnh tật (CDC) của Hoa Kỳ để vận hành.
Ca bệnh giả định trong buổi diễn tập tại Bệnh viện Dã chiến huyện Củ Chi, TPHCM
Theo đó, tất cả các thông tin về dịch bệnh đều được cập nhật, công khai với toàn cầu. Tất cả các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đều hợp tác chặt chẽ, chia sẻ thông tin và tham dự tất cả các cuộc họp liên quan đến dịch bệnh của các văn phòng đáp ứng sự kiện y tế công cộng (EOC). Dịch bệnh tại Việt Nam nhưng sẽ được toàn cầu giám sát, việc dấu dịch nếu muốn cũng không thể làm được.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã áp dụng các nguyên tắc chống dịch Covid -19 cao hơn một bước so với quốc tế. Hồi cuối năm khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, biên giới phía Bắc của chúng ta giáp nước bạn, nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập bất kỳ lúc nào, Việt Nam đã chủ động áp dụng các biện pháp chống dịch cao hơn 1 bước so với khuyến cáo của WHO.
Các chuyên gia y tế khẳng định, không thể giấu được dịch
Cụ thể là việc áp dụng các tờ khai y tế tại các sân bay; khoanh vùng theo dõi dịch; phát đi những cảnh báo về nguy cơ lây lan của Covid-19… Việt Nam đều thực hiện trước các khuyến cáo của WHO. Nhờ đó, Việt Nam đã chủ động kiểm soát được dịch, điều trị thành công các ca bị nhiễm, không để dịch lây lan trong cộng đồng, không để y bác sĩ nhiễm bệnh.
Ở góc độ của người làm công tác chuyên môn, BS Trương Hữu Khanh, điều hành khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho biết: “Tôi bị rất nhiều người, trong đó có cả những đồng nghiệp hỏi về việc Covid-19, liệu ngành y tế hay cơ quan lớn hơn y tế có giấu giếm, che đậy thông tin hay không. Tôi khẳng định, không thể có chuyện giấu dịch được, khi có ca bệnh cần cách ly chỉ cần nhìn là biết bởi những người có liên quan đều phải mặc đồ phòng hộ”.
Việt Nam đang tiên phong trong việc điều trị thành công cho các ca nhiễm Covid-19
Nhiều người cho rằng không thể theo dõi được bệnh nhân ở ngoài bệnh viện điều này là không đúng. Nếu ngoài cộng đồng có người nhiễm bệnh thì sẽ bị các triệu chứng về hô hấp, trong 100 người bệnh hô hấp sẽ phải có một số người bị nặng, một số người phải đến bệnh viện kiểm tra. Tuy nhiên, trên thực tế tình hình bệnh hô hấp ở các bệnh viện đang ở mức rất thấp, giảm khoảng 50% việc giảm này có thể là nhờ các phương pháp phòng bệnh, rửa tay được thực hiện phổ biến trong cộng đồng hoặc chưa tới mùa bệnh hô hấp.
Trong bệnh viện không có ca bệnh, nếu nói rằng ngoài cộng đồng người mắc bệnh thì họ đã đi đâu? Chẳng lẽ người bệnh ở nhà tự chữa? Tôi đã cố gắng để giải thích cho mọi người rằng không ai đi giấu dịch và không thể giấu được, nhưng ngày càng nhiều người hỏi về việc chính quyền có giấu dịch hay không, ngành y tế có giấu hay không.
Đại diện Vụ truyền thông Thi đua khen thưởng Bộ Y tế khuyến cáo cộng đồng, để tránh tâm lý hoang mang từ những thông tin thiếu kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học hoặc tin giả, người dân cần tiếp cận những thông tin chính thống về dịch Covid-19 từ Việt Nam và quốc tế.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Dịch COVID-19: WHO nâng cảnh báo toàn cầu lên mức ’rất cao’ (29/2/2020)
- COVID-19: Mỹ thông báo thiếu thuốc điều trị người nhiễm dịch (28/2/2020)
- Nếu không có họ, nhân loại này có thể đã diệt vong! (27/2/2020)
- Virus corona lan ra 6 châu lục, WHO không vội vàng công bố đại dịch (27/2/2020)
- COVID-19 đang ảnh hưởng đến 48 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới (27/2/2020)
- Ai là người đầu tiên nhiễm Covid-19 trên thế giới? (26/2/2020)
- Giám sát y tế hàng nghìn người tại Mỹ (26/2/2020)
- Điều chế thành công vaccine Covid-19 dạng uống (26/2/2020)
- Dịch COVID-19: Mỹ bắt đầu thí nghiệm thuốc chống SARS-CoV-2 (26/2/2020)
- Dịch COVID-19: Cảnh báo nguy cơ dịch bùng phát tại Mỹ (26/2/2020)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều