Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

WHO: Bộ Y tế Việt Nam rất có kinh nghiệm trong phòng chống dịch

Cập nhật: 20/9/2017 | 7:33:21 AM

Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) hiện vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương trên cả nước, nhưng đánh giá về công tác phòng chống dịch bệnh ở nước ta, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam có năng lực phòng chống dịch bệnh nói chung, dịch bệnh SXH tốt.

Tuy nhiên, WHO cũng chia sẻ với những thách thức mà ngành y tế Việt Nam phải đối mặt, như thiếu hụt các nguồn lực, hạn chế tài chính và sự phức tạp của thời tiết...

SXH tăng 30 lần trong 50 năm qua

Theo TS. Masaya Katom, thống kê cho thấy số ca mắc SXH tăng mạnh trong những thập niên gần đây trên toàn thế giới. Ước tính, trong 50 năm qua, tỷ lệ mắc SXH đã tăng 30 lần. Hơn 3,9 tỷ người và hơn 100 quốc gia phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh SXH. Điều đó cho thấy kiểm soát dịch SXH hiện nay là thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Cũng theo TS. Masaya Katom, sự gia tăng số ca mắc SXH do nhiều nhân tố như: tốc độ đô thị hóa quá nhanh, toàn cầu hóa; biến đổi khí hậu làm thay đổi lượng mưa và nhiệt độ; sự phát triển của thương mại, du lịch; thay đổi khả năng miễn dịch cộng đồng giữa các cộng đồng, khu vực khác nhau trước sự tăng số ca mắc SXH trên toàn cầu... Hơn nữa, nhiều quốc gia chưa có sự đầu tư phù hợp cho công tác kiểm soát dịch bệnh này và các phương pháp ngăn chặn dịch chưa được thi hành đầy đủ.TS Masaya Kato.

TS Masaya Kato.

Đội ngũ nhân viên y tế Việt Nam đã có những nỗ lực phòng chống dịch SXH trong cộng đồng và tại hệ thống bệnh viện

Về tình hình dịch bệnh nói chung, dịch SXH nói riêng, TS. Masaya Kato cho biết, SXH là bệnh lưu hành tại Việt Nam - tức là bệnh này vẫn xảy ra hàng năm tại quốc gia này. Tuy nhiên năm nay, số ca mắc SXH bắt đầu tăng vào tháng 6-7 ở Hà Nội và đến sớm hơn mọi năm.

“Qua thời gian hợp tác giữa WHO và ngành y tế Việt Nam, chúng tôi nhận thấy Bộ Y tế Việt Nam rất có kinh nghiệm trong công tác chống dịch. Chỉ đạo của Bộ phù hợp với những tiêu chí quốc tế. Đội ngũ nhân viên y tế đã có những nỗ lực phòng chống dịch trong cộng đồng và tại hệ thống bệnh viện nhằm nỗ lực kiểm soát véc-tơ từ công tác giám sát cho đến điều trị” - TS. Masaya Kato cho biết.

Tuy nhiên, chuyên gia của WHO cũng cho rằng, WHO rất hiểu thách thức mà ngành y tế Việt Nam phải đối mặt, như thiếu hụt các nguồn lực, hạn chế tài chính và sự phức tạp của thời tiết. Do đó, một số nơi kết quả chưa được như mong muốn.

3 đề xuất về kinh nghiệm chống dịch SXH của các nước đối với Việt Nam

Đánh giá của đại diện WHO cho rằng, Việt Nam có năng lực phòng chống dịch SXH tốt, nhưng Việt Nam có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm hay từ các quốc gia khác. TS. Masaya Kato đã đưa ra 3 đề xuất dựa trên kinh nghiệm từ nhiều quốc gia, khu vực cho công tác phòng chống dịch tại Việt Nam.

Đầu tiên, dự phòng để kiểm soát dịch quan trọng hơn nhiều so với đáp ứng dịch khi đã xảy ra. Nỗ lực giám sát liên tục để tạo thông tin dịch tễ học chất lượng SXH. Dữ liệu này sẽ giúp ích rất nhiều trong nỗ lực phòng, chống dịch cho những vùng trọng điểm.

Tiếp đến, tầm quan trọng của việc phối hợp liên ngành để phòng chống dịch tại các quốc gia. Ví dụ, ở Singapore, Bộ Tài nguyên Môi trường chịu trách nhiệm kiểm soát muỗi Aedes, quan tâm đến virut Dengue, Zika. Để ngăn chặn sự sản sinh của muỗi ở công trường, trường học, ngành xây dựng và ngành giáo dục phối hợp cùng y tế là điều vô cùng cần thiết. Ở Việt Nam, sẽ tốt hơn nếu có sự phối hợp giữa các ban ngành khác, dưới sự chỉ đạo của các cấp chính quyền để tăng cường khả năng kiểm soát dịch.

Thứ ba, cộng đồng nên cùng vào cuộc tích cực hơn trong công tác phòng chống dịch tại Việt Nam. Dựa trên những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác, sự tham gia của cộng đồng và các ban, ngành là chìa khóa để phòng chống dịch vững bền.

“Chúng tôi tin rằng sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và sự hợp tác của cộng đồng tốt là điều thiết yếu để kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Chỉ khi người dân hiểu biết về cách tự bảo vệ sức khỏe và hành động cần thiết thì SXH mới có thể ngăn chặn được thành công” - TS. Masaya Kato nói.

Trả lời câu hỏi WHO sẽ hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng chống dịch như thế nào? TS. Masaya Kato cho biết, chúng tôi đang giúp Bộ Y tế đánh giá nguy cơ dịch bệnh và cùng thảo luận, đưa ra những giải pháp, khuyến cáo từ kinh nghiệm của các quốc gia khác. Bên cạnh đó, cùng cập nhật, chia sẻ thông tin giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Từ đó rút ra những kinh nghiệm trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Hơn nữa, chúng tôi sẽ hỗ trợ để xây dựng kỹ năng truyền thông nguy cơ và hướng dẫn lâm sàng để có phương hướng tiếp cận, giám sát tốt hơn. WHO cũng thảo luận với Bộ Y tế để hỗ trợ đáp ứng tình hình dịch hiện nay và phát triển kế hoạch chiến lược quốc gia về phòng chống dịch SXH, cũng như hướng dẫn, tập huấn phương pháp phun thuốc tồn dư theo cách mới để kiểm soát dịch.

(Nguồn: suckhoedoisong.vn)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014