WHO: Lao vẫn là bệnh truyền nhiễm từ một tác nhân gây tử vong hàng đầu
Cập nhật: 22/10/2019 | 8:03:15 AM
Số ca tử vong do bệnh lao năm 2018 trên toàn cầu khoảng 1,5 triệu người, cho thấy bệnh lao vẫn nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới xuất phát từ một tác nhân truyền nhiễm duy nhất - vi khuẩn lao.
Bệnh nhân lao điều trị tại một bệnh viện ở Kanpur, Ấn Độ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính năm 2018, thế giới có khoảng 10 triệu người mắc bệnh lao (TB). Trong số này, khoảng 7 triệu người được điều trị, những người còn lại chưa hoặc không tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế.
Số ca tử vong do TB năm 2018 trên toàn cầu vào khoảng 1,5 triệu người, cho thấy bệnh lao vẫn nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới xuất phát từ một tác nhân truyền nhiễm duy nhất - vi khuẩn lao.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn báo cáo về bệnh lao toàn cầu năm 2019 của WHO cho biết năm ngoái, thế giới cũng ghi nhận gần 500.000 trường hợp mắc MDR/RR-TB (số ca mắc bệnh lao và kháng với một trong 2 loại thuốc điều trị lao chính), tuy nhiên chỉ 30% số bệnh nhân này được điều trị.
Năm 2018, Nam Phi thuộc nhóm 7 nước (gồm cả CH Trung Phi, Lesotho, Mozambique, Namibia, Triều Tiên và Philippines) có tỷ lệ nhiễm bệnh lao cao nhất thế giới, với tỷ lệ mắc bệnh hơn 500/100.000 người. Trong khi đó, Ấn Độ đứng đầu về số người mắc bệnh lao, chiếm 27% tổng số trường hợp mắc bệnh lao trên toàn thế giới năm 2018.
Dù bức tranh tổng thể bệnh lao có rất nhiều điểm cần quan tâm, nhưng WHO ước tính kinh phí phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân lao năm 2019 chỉ đạt 3,3 tỷ USD – mức thấp nghiêm trọng so với nhu cầu thực tế.
WHO đánh giá nhu cầu tài trợ cho nghiên cứu và phòng chống bệnh lao hiện rất cấp thiết. Tuy nhiên, hằng năm nguồn kinh phí này thiếu hụt khoảng 1,2 tỷ USD.
WHO đưa ra một số ưu tiên trong phòng chống lao hiện nay, bao gồm nghiên cứu và bào chế loại vaccine mới hoặc thuốc điều trị lao hiệu quả, xét nghiệm chẩn đoán phát hiện nhanh bệnh lao và phác đồ điều trị an toàn, đơn giản hơn./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- EU sẽ cấp phép cho vaccine đầu tiên trên thế giới phòng Ebola (19/10/2019)
- Giới chức Malaysia cân nhắc cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử (15/10/2019)
- Nâng cao ý thức rửa tay với xà phòng trong các trường học (13/10/2019)
- Các nước nhất trí góp hơn 14 tỷ USD chống AIDS, bệnh lao, sốt rét (12/10/2019)
- Mỹ: Số ca tử vong và tổn thương phổi do thuốc lá điện tử tăng mạnh (11/10/2019)
- 30 năm nghiên cứu công trình Nobel Y sinh 2019 (10/10/2019)
- Hãy tự bảo vệ, chăm sóc mắt của chính mình (9/10/2019)
- Triển vọng điều trị ung thư từ Nobel Y sinh 2019 (8/10/2019)
- Thuốc chống virus “chữa khỏi” bệnh tay chân miệng? (7/10/2019)
- Cuba mở rộng thử nghiệm lâm sàng vắcxin chống ung thư tiền liệt tuyến (7/10/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều