Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Bài viết tuyên truyền: "Mỗi người dân Quảng Ninh hãy kiểm soát bệnh Đái tháo đường, ngay bây giờ”

Cập nhật: 7/11/2012 | 8:18:08 PM

Bệnh Đái tháo đường(ĐTĐ) đang được xếp vào bệnh dịch có tốc độ phát triển nhanh nhất trên Thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển và những nước có sự thay đổi nhanh chóng về phát triển kinh tế và lối sống như ở Việt Nam.

 
Cán bộ TTYTDP QN tập huấn sàng lọc đái tháo đường tại các địa phương trong tỉnh
 
      Quảng Ninh là một đại diện cho xu thế này. Bệnh đái tháo đường cũng được xếp loại là một trong những bệnh gây tử vong cao( đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong) và gây ra nhiều biến chứng và di chứng rất  nặng nề ( suy thận giai đoạn cuối, mù lòa, đột quỵ, đoạn chi…). Không những ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh, Bệnh đái tháo đường còn là một gánh nặng kinh tế cho gia đình người bệnh và toàn xã hội. Đặc biệt nguy hiểm hơn là bệnh đang có xu hướng trẻ hóa ở Châu Á ( 20 – 59 tuổi ) trong khi ở phương tây ĐTĐ xảy ra ở những người từ 60 đến 79 tuổi

Ở Việt nam ,theo số liệu  điều tra toàn quốc năm 2002 lứa tuổi 30 – 64 tuổi  tỷ lệ toàn quốc là 2.7 % tỷ lệ chuẩn hoá theo tuổi trong toàn quốc dao động từ 2,7 % đến 4.4 % cao nhất ở thành phố và khu công nghiệp phát triển trong đó 64.6 % trường hợp ĐTĐ được phát hiện trước đó chưa biết

Tại Quảng Ninh tỷ lệ  ĐTĐ  theo điều tra năm 2009  là 4,7%  chiếm tỷ lệ cao so với toàn  Quốc .  Đặc biệt  nghiên cứu sớm dịch tễ học bệnh ĐTĐ tại Quảng Ninh năm 2009 cũng cho thấy hầu hết số đối tượng được điều tra đều không hiểu về yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ và cách thức phòng ngừa bệnh ĐTĐ.

Trong số các đối tượng được phỏng vấn có 78,8% không biết gì về  yếu tố nguy cơ(YTNC) gây bệnh ĐTĐ, 76,5% không biết gì về biện pháp phòng bệnh ĐTĐ.

 Trong số người được coi là có biết về YTNC gây bệnh ĐTĐ (21,2%) và cách thức phòng bệnh ( 23,5%) thì số người biết một cách đầy đủ về kiến thức này cũng rất hạn chế.

  Quảng  Ninh  bắt đầu triển khai  hoạt động  Phòng chống bệnh ĐTĐ  từ năm 2009.  Được sự chỉ đạo sát sao của Ban quản lý dự án - Bệnh viện Nội Tiết Trung ương   chương trình đã liên tục thực hiện trong các năm  với các hoạt động như :

+ Tập huấn nâng cao  năng lực chuyên môn cho các cán bộ y tế tham gia chương trình: Năm 2010 là 293 người, năm 2011 là 138  người, năm 2012 là 215 người

+ Truyền thông: Nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của người dân trong cộng đồng về cách phòng bệnh và biến chứng của bệnh qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh truyền hình, miittinh, diễu hành, treo băng rôn  và các hội nghị truyền thông: Năm 2010 mở 15 hội nghị tư vấn, năm 2011 mở 15 hội nghị tư vấn, truyền thông treo băng zôn – phướn thả trên 14 huyện, thị, thành phố hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh ĐTĐ 14/11.

+  Khám sàng lọc: Phát hiện sớm bệnh ĐD và tiền ĐTD ở người có yếu tố nguy cơ ( YTNC). Quản lý và điều trị làm chậm tiến triển biến chứng để người bệnh ĐTD và tiền ĐTD hòa nhập tốt với cộng đồng. Năm 2010: 3.176 người, năm 2011: 3.177 người, năm 2012: 5.207 người.

+ Tư vấn phòng bệnh ĐTĐ: hướng dẫn để 100% người bệnh ĐTĐ và tiền ĐTĐ  đã được phát hiện sau khám sàng lọc  tự biết cách chăm sóc và quản lý tình trạng sức khỏe của mình .Tư vấn  làm thay đổi hành vi lối sống, dinh dưỡng và luyện tập góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống ĐTĐ. Năm 2010: tư vấn phòng bệnh 540 lượt người, năm 2011 tư vấn phòng bệnh 2.143 lượt người.

Tiến triển âm thầm do nhiều nguyên nhân như di truyền, dinh dưỡng không hợp lý, béo phì, lối sống thụ động, ít hoạt động thể lực và stress, cùng tỉ lệ tử vong cao (khoảng 6 người bệnh tử vong/phút trên toàn cầu), đái tháo đường  được xem như “kẻ giết người thầm lặng” của nhân loại thời hiện đại.

.

Đái tháo đường có thể được kiểm soát bởi chế độ ăn hợp lý, rèn luyện thể lực và thuốc men.

Chế độ ăn: Khẩu phần ăn nên cân đối, nên ăn nhiều thức ăn có chất xơ, tránh các thức ăn nhiều chất đường, bột, chất béo. Không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa và nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày.

 Chế độ luyện tập: Thường xuyên luyện tập thể lực sẽ giúp kiểm soát đường máu tốt hơn. Luyện tập còn giúp bạn kiểm soát được cân nặng cơ thể và làm hạ nồng độ mỡ trong máu.

Với bệnh nhân Đái tháo đường nên tự kiểm soát đường máu của mình bằng cách thường xuyên kiểm tra đường máu để biết được mức đường máu của mình có giảm, đạt được mục tiêu đề ra hay không. Có thể thử đường máu của mình trước bữa ăn sáng hoặc/ và 2 giờ sau các bữa ăn sáng, trưa, chiều...

 Nếu có điều kiện chúng ta hãy tự trang bị cho mình một máy đo đường huyết cá nhân để kiểm soát đường máu tốt hơn.

 Chiến lược Ngày đái tháo đường Thế giới 14/11 do IDF thực hiện thu hút hàng triệu người tham gia nhằm phòng chống căn bệnh nguy hiểm này trên phạm vi toàn cầu

Hưởng ứng tháng truyền thông về phòng chống bệnh Đái tháo đường năm 2012,  ngày Thế giới phòng chống bệnh Đái tháo đường 14/11.

 Mỗi người dân Quảng ninh chúng ta :  “ Hãy kiểm soát bệnh đái tháo đường, ngay bây giờ. Tất cả vì sức khỏe của mỗi chúng ta, vì lợi ích cộng đồng"

(Nguồn: BS Hoàng Thị Lê - Khoa Sức Khỏe Cộng Đồng và Dinh Dưỡng)

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014