Bệnh không lây nhiễm đe dọa sự phát triển bền vững của Việt Nam
Cập nhật: 19/12/2018 | 1:11:43 PM
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên toàn cầu.
Việt Nam không phải ngoại lệ, bởi cứ 10 ca tử vong thì có gần 8 ca là do bệnh không lây nhiễm.
77% trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm
Theo đại diện Bộ Y tế, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm và những gánh nặng mà các bệnh này gây ra.
Ước tính năm 2016, cả nước có 549.000 ca tử vong các loại trong đó 77% là tử vong là do bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh tim mạch (31%), ung thư (19%), đái tháo đường (4%) và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (6%).
Đáng lưu ý, hiện nay nhiều người phát hiện ra bệnh ung thư, tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh hô hấp… vẫn ở giai đoạn muộn. Bên cạnh đó, số lượng người bệnh rối loạn tâm thần được chữa trị còn rất thấp, cứ 10 người chỉ có 2-3 người được điều trị, chủ yếu mới điều trị động kinh và tâm thần phân liệt, trong đó điều trị bằng thuốc vẫn là chủ yếu, điều trị tâm lý rất hạn chế. Với bệnh ung thư, 70% bệnh nhân mắc ung thư được phát hiện ở giai đoạn muộn, do đó tỷ lệ tử vong sớm do bệnh này rất cao...
Theo tiến sỹ Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc và tử vong cao đối với các bệnh không lây nhiễm xuất phát từ lối sống và sự chủ quan của người bệnh. Sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm chủ yếu do 5 yếu tố nguy cơ chính: Dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực, sử dụng thuốc lá, sử dụng rượu bia ở mức độ có hại và ô nhiễm môi trường.
Tại Việt Nam, số liệu điều tra năm 2015 cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn cao, chiếm 45,3%; hiện có tới 77% nam giới uống rượu, bia và gần một nửa (44%) nam giới uống ở mức nguy hại; hơn một nửa số người trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây và người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với mức khuyến nghị của WHO; khoảng 1/3 dân số hiện nay thiếu hoạt động thể lực và 16% người trưởng thành bị thừa cân béo phì.
Gia tăng gánh nặng tới xã hội
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), các bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện, gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội do bệnh phải điều trị suốt đời làm tăng chi phí y tế, giảm năng suất lao động và sản phẩm xã hội, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe cộng đồng.
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu ở các góc độ khác nhau đã phần nào phản ánh được mức độ tổn thất rất lớn về kinh tế, xã hội do bệnh không lây nhiễm gây ra.
Theo Quỹ Đái tháo đường quốc tế, năm 2013 ước tính chi phí y tế cho 1 bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam là khoảng 127,8 USD, như vậy nếu chăm sóc điều trị cho toàn bộ số người hiện mắc đái tháo đường ở Việt Nam thì mỗi năm sẽ tiêu tốn khoảng 419 triệu USD (khoảng 8.400 tỷ đồng).
Chính vì vậy, bệnh không lây nhiễm đe doạ sự phát triển bền vững, khi những nguy cơ về nghèo đói hiển hiện do bệnh tật gây ra.
Bệnh không lây nhiễm là bệnh mạn tính, khi đã mắc thường phải điều trị lâu dài thậm chí suốt đời, rất tốn kém cho tài chính của từng bệnh nhân, gia đình. Chưa kể các chi phí gián tiếp đi kèm như công chăm sóc, chi phí - thời gian đi lại… nhất là khi bệnh nhân mắc các bệnh nặng (ung thư giai đoạn muộn, đột quỵ…) khiến nhiều gia đình bị nghèo hoá.
Theo một nghiên cứu khác, năm 2012 riêng tổng chi phí trực tiếp cho điều trị 6 bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam (trong đó có 5 bệnh liên quan đến rượu bia) đã lên tới 25.789 tỷ đồng.
Trước thực tế trên, Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ để từng bước giải bài toán gánh nặng do bệnh không lây nhiễm, góp phần giảm bớt tàn tật và tử vong sớm do một số bệnh không lây nhiễm.
Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 376/QĐ-TTg ban hành Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025.
Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020.
Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam nhằm kết nối và thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam, gắn với phát triển y tế cơ sở, phòng chống các yếu tố nguy cơ và dự phòng bệnh không lây nhiễm.
Chương trình cũng nhằm huy động nguồn lực tập trung cho 11 lĩnh vực sức khỏe ưu tiên để nâng cao sức khỏe cho người dân, giải quyết các yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng, vận động thể lực và phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia.
Việt Nam cũng đang xây dựng cổng thông tin điện tử của Chương trình Sức khỏe Việt Nam (suckhoetoandan.vn) để truyền thông nâng cao nhận thức, đồng thời cung cấp thông tin, hướng dẫn người dân biết tự đánh giá nguy cơ, dự phòng, phát hiện sớm bệnh và tự chăm sóc sức khỏe, tuân thủ điều trị tại gia đình./.
77% trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm
Theo đại diện Bộ Y tế, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm và những gánh nặng mà các bệnh này gây ra.
Ước tính năm 2016, cả nước có 549.000 ca tử vong các loại trong đó 77% là tử vong là do bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh tim mạch (31%), ung thư (19%), đái tháo đường (4%) và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (6%).
Đáng lưu ý, hiện nay nhiều người phát hiện ra bệnh ung thư, tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh hô hấp… vẫn ở giai đoạn muộn. Bên cạnh đó, số lượng người bệnh rối loạn tâm thần được chữa trị còn rất thấp, cứ 10 người chỉ có 2-3 người được điều trị, chủ yếu mới điều trị động kinh và tâm thần phân liệt, trong đó điều trị bằng thuốc vẫn là chủ yếu, điều trị tâm lý rất hạn chế. Với bệnh ung thư, 70% bệnh nhân mắc ung thư được phát hiện ở giai đoạn muộn, do đó tỷ lệ tử vong sớm do bệnh này rất cao...
Theo tiến sỹ Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc và tử vong cao đối với các bệnh không lây nhiễm xuất phát từ lối sống và sự chủ quan của người bệnh. Sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm chủ yếu do 5 yếu tố nguy cơ chính: Dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực, sử dụng thuốc lá, sử dụng rượu bia ở mức độ có hại và ô nhiễm môi trường.
Tại Việt Nam, số liệu điều tra năm 2015 cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn cao, chiếm 45,3%; hiện có tới 77% nam giới uống rượu, bia và gần một nửa (44%) nam giới uống ở mức nguy hại; hơn một nửa số người trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây và người dân ăn muối nhiều gấp hai lần so với mức khuyến nghị của WHO; khoảng 1/3 dân số hiện nay thiếu hoạt động thể lực và 16% người trưởng thành bị thừa cân béo phì.
Gia tăng gánh nặng tới xã hội
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), các bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện, gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội do bệnh phải điều trị suốt đời làm tăng chi phí y tế, giảm năng suất lao động và sản phẩm xã hội, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe cộng đồng.
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu ở các góc độ khác nhau đã phần nào phản ánh được mức độ tổn thất rất lớn về kinh tế, xã hội do bệnh không lây nhiễm gây ra.
Theo Quỹ Đái tháo đường quốc tế, năm 2013 ước tính chi phí y tế cho 1 bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam là khoảng 127,8 USD, như vậy nếu chăm sóc điều trị cho toàn bộ số người hiện mắc đái tháo đường ở Việt Nam thì mỗi năm sẽ tiêu tốn khoảng 419 triệu USD (khoảng 8.400 tỷ đồng).
Điều trị cho một bệnh nhân bị đái tháo đường trong tình trạng nặng tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)
Đặc biệt, việc điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm cũng có chi phí cao gấp 40-50 lần so với điều trị các bệnh khác do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu và bệnh có nhiều biến chứng. Chính vì vậy, bệnh không lây nhiễm đe doạ sự phát triển bền vững, khi những nguy cơ về nghèo đói hiển hiện do bệnh tật gây ra.
Bệnh không lây nhiễm là bệnh mạn tính, khi đã mắc thường phải điều trị lâu dài thậm chí suốt đời, rất tốn kém cho tài chính của từng bệnh nhân, gia đình. Chưa kể các chi phí gián tiếp đi kèm như công chăm sóc, chi phí - thời gian đi lại… nhất là khi bệnh nhân mắc các bệnh nặng (ung thư giai đoạn muộn, đột quỵ…) khiến nhiều gia đình bị nghèo hoá.
Theo một nghiên cứu khác, năm 2012 riêng tổng chi phí trực tiếp cho điều trị 6 bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam (trong đó có 5 bệnh liên quan đến rượu bia) đã lên tới 25.789 tỷ đồng.
Trước thực tế trên, Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ để từng bước giải bài toán gánh nặng do bệnh không lây nhiễm, góp phần giảm bớt tàn tật và tử vong sớm do một số bệnh không lây nhiễm.
Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 376/QĐ-TTg ban hành Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025.
Hiện nay, Bộ Y tế đang triển khai các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020.
Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam nhằm kết nối và thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam, gắn với phát triển y tế cơ sở, phòng chống các yếu tố nguy cơ và dự phòng bệnh không lây nhiễm.
Chương trình cũng nhằm huy động nguồn lực tập trung cho 11 lĩnh vực sức khỏe ưu tiên để nâng cao sức khỏe cho người dân, giải quyết các yếu tố nguy cơ về dinh dưỡng, vận động thể lực và phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia.
Việt Nam cũng đang xây dựng cổng thông tin điện tử của Chương trình Sức khỏe Việt Nam (suckhoetoandan.vn) để truyền thông nâng cao nhận thức, đồng thời cung cấp thông tin, hướng dẫn người dân biết tự đánh giá nguy cơ, dự phòng, phát hiện sớm bệnh và tự chăm sóc sức khỏe, tuân thủ điều trị tại gia đình./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Tập huấn hướng dẫn giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét (19/12/2018)
- Tổng kết công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019 (18/12/2018)
- Cải tiến chất lượng và dịch vụ khám chữa bệnh từ ”bệnh viện thông minh” (18/12/2018)
- Thứ trưởng Bộ Y tế thăm quan mô hình bệnh viện thông minh tại Quảng Ninh (18/12/2018)
- Quảng Ninh chào đón 100 em bé ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (18/12/2018)
- Rét đậm rét hại: Gia tăng bệnh đau vai gáy ở mọi lứa tuổi (16/12/2018)
- Khối thi đua các Trung tâm thuộc Sở Y tế tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2018 (14/12/2018)
- Lãnh đạo Sở Y tế làm việc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (13/12/2018)
- Khối thi đua các bệnh viện: Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2018 (11/12/2018)
- Khi bệnh viện tự chủ tài chính (10/12/2018)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều