Cần có ý thức ngay từ việc sử dụng khẩu trang để phòng dịch
Cập nhật: 18/3/2020 | 9:09:49 AM
Để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, rất nhiều người đã coi khẩu trang là vật bất ly thân mỗi khi ra khỏi nhà. Tuy nhiên, sử dụng khẩu trang để phòng dịch có hiệu quả là khi mỗi người biết lựa chọn loại khẩu trang phù hợp, dùng đúng cách; đặc biệt với khẩu trang y tế thì chỉ dùng một lần và phải được vứt bỏ đúng quy định sau khi dùng xong.
Những ngày gần đây, nội dung tuyên truyền về sử dụng khẩu trang đúng cách để phòng dịch Covid-19 được khu phố Minh Khai, phường Cẩm Tây (TP Cẩm Phả) tập trung đẩy mạnh. Hệ thống loa truyền thanh cơ sở được phát huy tốt hiệu quả hoạt động, đều đặn 2 lần mỗi ngày truyền đi những thông tin cần thiết cho người dân.
Khẩu trang trở thành vật bất ly thân của hầu hết người dân khu phố Minh Khai, phường Cẩm Tây (TP Cẩm Phả) khi ra đường. |
Ông Nguyễn Minh Hạnh, Bí thư chi bộ đồng thời là Trưởng khu phố Minh Khai, cho biết: Khi xây dựng nội dung tuyên truyền, chúng tôi tập trung giúp bà con hiểu được chính xác vì sao phải đeo khẩu trang trong mùa dịch này, nhất là khi đến nơi đông người.
Điều này đã được ngành Y tế, báo chí, truyền thông đại chúng đề cập đến nhưng chưa chắc nhiều người đã kịp cập nhật, lưu tâm. Vì vậy ngay từ khu phố, tổ dân, chúng tôi cũng tham gia tuyên truyền cho bà con nắm rõ để bảo vệ mình và cộng đồng hiệu quả.
Không chỉ riêng tại khu phố Minh Khai, thông điệp về sử dụng khẩu trang đúng cách để phòng dịch đã và đang được tuyên truyền rộng khắp các kênh thông tin đại chúng để phổ biến tới mọi tầng lớp nhân dân.
Cán bộ, hội viên Hội LHPN TP Cẩm Phả may khẩu trang vải, phát miễn phí cho người dân. Ảnh: Thùy Dung (Trung tâm TT-VH Cẩm Phả). |
Cụ thể, việc đeo khẩu trang đối với người chưa bị bệnh nhằm tránh hít phải những giọt bắn lớn chứa nhiều loại virus từ người đối diện.
Còn với người đang trong giai đoạn ủ bệnh, đeo khẩu trang có tác dụng cản trở phát tán của virus ra xung quanh mình. Như vậy, sử dụng bất cứ loại khẩu trang nào cũng được, có thể là khẩu trang vải, khẩu trang nhiều lớp chứ không nhất thiết phải là khẩu trang y tế, N95.
Tuy nhiên, do thiếu thông tin nên đã xảy ra tình trạng rất nhiều người đổ xô đi tìm mua khẩu trang y tế đến mức “cháy hàng”. Có không ít người thiếu kiến thức khi sử dụng khẩu trang y tế, dẫn đến sai lầm khi đeo, khi tháo bỏ, tái sử dụng nhiều lần; thậm chí thiếu cả ý thức khi vứt bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định sau khi dùng xong.
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cụ thể tại Khoản 1, Điều 20 của Nghị định nêu rõ: Phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng; phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị. |
Đặc biệt hành động này sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.
Mặt khác, nếu khẩu trang sau khi dùng bị vứt bừa bãi, đây sẽ là nơi phát tán ra môi trường không chỉ virus corona mà cả vi khuẩn, nấm… từ người bệnh ho hoặc hắt xì hơi lúc bịt khẩu trang.
Chị Phạm Thanh Thảo, người dân khu phố 1, phường Ka Long (TP Móng Cái), chia sẻ: Bản thân chị cũng từng rất hoang mang trong thời điểm hơn 1 tháng trước đây khi nhiều người đổ xô đi tìm mua, giành nhau từng hộp, từng gói khẩu trang y tế, thậm chí chấp nhận mua khẩu trang giá đắt gấp 3-4 lần so với giá thực.
Thế nhưng bây giờ thì chị đã hiểu rằng hoàn toàn có thể yên tâm dùng khẩu trang vải, chỉ lưu ý là phải giặt sạch và thay đổi hằng ngày là đủ để đảm bảo an toàn.
"Gia đình và bạn bè của tôi cũng đã rất lưu ý về việc dùng khẩu trang y tế đúng cách, đeo xong thì vứt bỏ đúng chỗ quy định là những thùng rác an toàn, có nắp đậy để tránh mầm bệnh phát tán. Làm như vậy trước hết là bảo vệ tốt cho chính mình, cũng góp phần bảo vệ được cộng đồng trước dịch Covid-19" - chị Thảo cho biết thêm.
(Nguồn: baoquangninh.com.vn)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- Quảng Ninh: 90% người dân được khám sàng lọc, khai báo y tế , cập nhật hồ sơ sức khỏe (17/3/2020)
- Cuộc chiến chống Covid-19 giai đoạn 2: Bình tĩnh-Tin tưởng- Yêu thương- Trách nhiệm (17/3/2020)
- Bộ Y tế: Công bố danh sách 7 chuyến bay có khách nhiễm Covid-19 (16/3/2020)
- Thông cáo báo chí về công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ngày 16/3 (16/3/2020)
- Sơ đồ di chuyển của bệnh nhân nhiễm Covid-19 số 7 có thời gian lưu trú tại Quảng Ninh (16/3/2020)
- Tại sao phải cách ly F1 khi đã có kết quả âm tính với Covid-19? (16/3/2020)
- Bộ Y tế: Khách nhập cảnh từ châu Âu và vùng dịch thực hiện xét nghiệm Covid-19 (15/3/2020)
- Quảng Ninh: F1 của BN52 là 8 người (14/3/2020)
- Quảng Ninh: Sẵn sàng đáp ứng các cấp độ dịch tại các cơ sở thu dung, cách ly và điều trị Covid-19 (14/3/2020)
- Thông cáo báo chí về ca bệnh 52 đang điều trị trên địa bàn TP Hạ Long (14/3/2020)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều