Không tiêm vắc xin đúng lịch và đầy đủ trẻ mắc bệnh Ho gà gia tăng
Cập nhật: 1/3/2019 | 8:57:19 AM
Theo kết quả giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm 2019 đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 15 ca mắc bệnh Ho gà, trong số đó xét nghiệm dương tính 11 ca. Con số này gia tăng đột biến so với cùng kì năm 2018 chỉ ghi nhận 3 ca. Đáng lo ngại là riêng tuần 08 (từ ngày 18 đến ngày 24/2) đã ghi nhận 5 ca mắc mới.
Bệnh Ho gà có thể đe dọa tính mạng trẻ ( Ảnh minh họa)
Độ tuổi mắc ho gà chủ yếu là ở trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng ( dưới 2 tháng tuổi) và ở độ tuổi trẻ chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà trẻ hay mắc: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.
Bác sĩ Trần Thị Diệp – Phó khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: “ Nguyên nhân chính dẫn đến số ca mắc bệnh Ho gà gia tăng là do trẻ không được tiêm chủng đầy đủ hoặc đã tiêm nhưng chưa đủ mũi; một số trường hợp trẻ chưa đủ tuổi tiêm phòng đã mắc ho gà, điều này cho thấy miễn dịch bà mẹ truyền cho con thấp hoặc không có nên trẻ có nguy cơ mắc bệnh sớm; sự lo ngại của các gia đình về các phản ứng sau tiêm chủng gây lên sự chậm trễ của các bà mẹ không cho trẻ tiêm chủng đúng lịch và đủ liều khiến trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nói chung và bệnh Ho gà nói riêng.”
Bệnh Ho gà có biểu hiện rất đặc trưng, người mắc Ho gà thường xuất hiện cơn ho bất chợt, cả ngày và đêm, thường ho nhiều về đêm. Cơn ho từng chập, từ 15 đến 20 tiếng liên tiếp, không kìm được. Trong cơn ho thì lưỡi bị đẩy ra, mặt tím tái, tĩnh mạch cổ nổi, chảy nước mũi. Hơi thở và tiếng ho yếu dần. Cơn ho kèm tiếng thở rít và khạc dãi màu trắng dính. Sau cơn ho, bệnh nhân mệt mỏi, nôn, vã mồ hôi.
Đối với trẻ còn bú, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng tuổi, cơn ho thường không điển hình. Sau một vài cơn ho ngắn: không thấy tiếng ho, trẻ xuất hiện tím tái, ngừng thở liên tục, lồng ngực không di động, hoặc có các cơn duỗi cứng do ngạt, thiếu Oxy não.
Đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ để phòng bệnh Ho gà
Bệnh Ho gà nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Viêm phế quản, viêm phổi, dãn phế quản; trẻ sốt cao, li bì, hôn mê, co giật, viêm não nguy cơ tử vong cao; biến chứng cơ học có thể dẫn đến lồng ruột, thoát vị, sa trực tràng, thậm chí tràn khí trung thất, màng phổi, xuất huyết võng mạc, kết mạc.
Để chủ động phòng bệnh Ho gà, bác sĩ Trần Thị Diệp khuyến cáo: “Cách tốt nhất để phòng bệnh Ho gà ở trẻ sơ sinh, trẻ em, thiếu niên là tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch. Lịch tiêm vắc xin đối với trẻ em là 3 mũi cơ bản vào tháng thứ 2, thứ 3, thứ 4 và nhắc lại khi trẻ 18 tháng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị. Nếu trong gia đình có người nghi bị Ho gà thì cần phải đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm, các thành viên khác cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần người bệnh và có hướng điều trị sớm.
Hiện nay, trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh Ho gà và 4 bệnh truyền nhiễm khác là: Bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib được tiêm phòng cho trẻ bằng vắc xin phối hợp 5 trong 1 Combe Five do Ấn Độ sản xuất. Ngoài ra, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ cũng cung cấp một số loại vắc xin phối hợp phòng các bệnh này như: Pentaxim, Infanrix Hexa, Hexaxim, Tetraxim. Vì vậy, các gia đình có trẻ nhỏ từ 2 tháng tuổi cần chủ động đưa trẻ đến các Trạm Y tế hoặc các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để được khám và tư vấn tiêm chủng cho trẻ đúng lịch và đầy đủ.
(Nguồn: Hải Ninh)
TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua vật tư phục vụ công tác chuyên môn (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá Thuê dịch vụ hủy vật tư, hóa chất (12/11/2024)
- Nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm HIV cho cán bộ y tế (12/11/2024)
- ƯU ĐÃI GIÁ VẮC XIN LỚN NHẤT NĂM TẠI PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ CDC QUẢNG NINH (12/11/2024)
- CDC QUẢNG NINH TỔ CHỨC HỘI NGHỊ NGHIỆM THU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ NĂM 2024 (8/11/2024)
- Đoàn công tác CDC Tuyên Quang đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (7/11/2024)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
- Móng Cái: Chủ động phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (28/2/2019)
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát động chương trình Sức khỏe Việt Nam (27/2/2019)
- Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 (1955-2019): ”Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh” (27/2/2019)
- Tỉnh ủy Quảng Ninh gặp mặt cán bộ y tế tiêu biểu nhân kỉ niệm 64 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (26/2/2019)
- Bệnh viện thông minh: Tiện cho bác sĩ, lợi cho người dân (24/2/2019)
- Ứng dụng KH&CN trong ngành Y tế: Tất cả vì người bệnh (24/2/2019)
- Quảng Ninh nâng cao chất lượng dịch vụ y tế (24/2/2019)
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh gặp mặt cán bộ hưu nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2 (23/2/2019)
- Khánh thành Trung tâm Ung bướu và Công bố nâng hạng Bệnh viện Bãi Cháy (23/2/2019)
- Thủ tướng chỉ đạo cấp bách khống chế Dịch tả lợn châu Phi (23/2/2019)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều